logo

Cái tôi trữ tình là gì?

Cái tôi trữ tình là nói đến tâm trạng, cảm xúc, cảm nhận, là thế giới nội tâm (tâm hồn) của riêng nhà thơ trước hiện thực khách quan (cuộc sống). Qua đó, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng,... của nhà thơ trước cuộc đời


Câu hỏi: Cái tôi trữ tình là gì?

Trả lời:

Nói tới "Cái Tôi trữ tình" là nói tâm trạng, cảm xúc, cảm nhận, là thế giới nội tâm (tâm hồn) của riêng nhà thơ trước hiện thực khách quan (cuộc sống). Qua đó, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng,... của nhà thơ trước cuộc đời

Cái tôi trữ tình của nhà thơ lại được hiểu thu hẹp, chỉ như một loại trữ tình đặc biệt, khi tác giả trực tiếp miêu tả, biểu hiện yếu tố tâm trạng, tiểu sử của chính mình. Như vậy, cái tôi trữ tình không được xem như một yếu tố phổ quát của thơ trữ tình và nhân vật trữ tình nói chung.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Giải thích ý kiến về cái tôi

Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng… của nhà thơ trước cuộc đời.

– Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn.

Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, trăn trở suy tư khi nhận ra sự mong manh trong tình yêu và sự ngắn ngủi của đời người.

⇒ 2 ý kiến, 2 góc nhìn khác nhau song đều hướng vào khám phá thế giới tâm hồn của nhà thơ.


2. Cảm nhận về cái tôi trữ tình trong bài Sóng

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó Xuân Quỳnh mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người nhưng cũng chất chứa nhiều day dứt, lo âu.

b. Giải thích ý kiến

- Nói tới "Cái Tôi trữ tình" là nói tâm trạng, cảm xúc, cảm nhận, là thế giới nội tâm (tâm hồn) của riêng nhà thơ trước hiện thực khách quan (cuộc sống). Qua đó, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng,... của nhà thơ trước cuộc đời.

[ĐÚNG NHẤT] Cái tôi trữ tình là gì?

- Ý kiến thứ nhất: “Đó là cái tôi khát khao  sống, khát khao yêu, khát khao hạnh phúc chân thành, mãnh liệt” - biểu hiện của một con người trẻ trung, say mê, đầy sức sống.

  Ý kiến thứ hai: “Bài thơ thể hiện một cái tôi nhạy cảm đầy âu lo, đầy day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người” - đó là biểu hiện của một con người giàu nữ tính và tinh tế trong cảm nhận về tình yêu, cuộc đời, con người.

Cả hai ý kiến trên đều đúng và bổ sung cho nhau, hoàn thiện ý nghĩa khái quát: thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.

c. Bình luận ý kiến

Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành một cái nhìn khái quát, toàn diện về vẻ đẹp của cái tôi trữ tình trong "Sóng" . 

* Ý kiến thứ nhất: “ Đó là cái Tôi khao khát sống, khao khát yêu, khát khao hạnh phúc chân thành, mãnh liệt” ( 3,0 điểm)

- Cái Tôi với những rung động mãnh liệt, luôn khao khát được sống đúng với cá tính mạnh mẽ của mình, được thấu hiểu và yêu thương nên đã chấp nhận dấn thân vào hành trình kiếm tìm hạnh phúc gian truân:

"Sông không hiểu nổi mình

  Sóng tìm ra tận bể"

Sóng muốn vượt khỏi những dòng sông chật chội, giới hạn bởi đôi bờ, tìm về với biển cả để đến với cái cao rộng, bao la. Cũng như tình yêu trong lòng “em” luôn khát khao vượt qua khỏi những cái nhỏ bé, tầm thường trong tình yêu, không chấp nhận một tình yêu ích kỉ, nhỏ nhoi, muốn được vươn xa, đến với cái bao dung. Một tình yêu mãnh liệt nhưng không mù quáng, luôn khát khao tìm được “lòng biển” nào xứng đáng với tình yêu của mình. Đó là một quan niệm đầy mới mẻ và tiến bộ.

- Cái Tôi ấy cũng luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm nguồn cội của tình yêu để rồi nhận ra sức hấp dẫn cảu tình yêu chính ở những bí ẩn không thể nào lí giải được:

"Em cũng không biết nữa

  Khi nào ta yêu nhau"

- Cái tôi khát khao hạnh phúc chân thành với tình yêu đắm say, mãnh liệt “

"Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức"

Nỗi nhớ của người con gái đang yêu luôn thao thức, trải dài suốt chiều dài của thời gian “ngày” và “đêm”, cả trong vô thức.  Người con gái ấy còn thú nhận rất táo bạo,  nồng nàn mà mãnh liệt:

"Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh- một phương"

-  Tin tưởng vào tình yêu chung thủy, vĩnh cửu, đủ sức vượt qua mọi trắc trở của cuộc đời để cập bến hạnh phúc cũng là một nét đẹp của cái tôi trữ tình hay chính nhà thơ.

* Ý kiến thứ hai: “ Bài thơ thể hiện một cái tôi nhạy cảm đầy âu lo, đầy day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người” 

- Bằng một trái tim đa cảm, bằng những trải nghiệm, cái Tôi trữ tình đã sớm nhận ra sự hữu hạn, nhỏ bé của đời người trước cái vô hạn của thời gian; khát vọng tình yêu là vô biên nhưng cuộc đời ngắn ngủi  và tình yêu quá đỗi mong manh. 

- Cái Tôi đã tìm cách hóa giải những nghịch lí, những day dứt ấy bằng khát vọng hóa thân vào sóng, hòa nhập vào biển lớn tình yêu của cuộc đời:

"Làm sao được tan ra

  Thành trăm con sóng nhỏ

  Giữa biển lớn tình yêu

  Để ngàn năm còn vỗ"

*  Nghệ thuật biểu hiện:

- Cái Tôi trữ tình được thể hiện khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp qua một ẩn dụ đặc sắc - hình tượng "Sóng". Thể thơ ngũ ngôn linh hoạt về nhịp điệu, giọng thơ - khi da diết, chân thành, đằm thắm, khi sôi nổi, nồng nàn, khi dịu dàng e ấp, khi lại đầy trăn trở lo âu. 

- Ngôn ngữ thơ bình dị mà giàu cảm xúc, các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, điệp, đối lập được sử dụng rất hiệu quả. 

Xem thêm:

>>> Phân tích cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông


4. Đánh giá chung

-  Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau để phản ánh đầy đủ, toàn diện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp hồn thơ và tài thơ Xuân Quỳnh.

-  "Sóng" xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình Việt Nam hiện đại nói riêng.

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 09/06/2022