logo

Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp

- Cách chuyển từ dẫn trực tiếp sang gián tiếp: Nhớ bỏ dấu 2 chấm và lược bỏ tình thái từ, thay đổi từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, có thể thêm "rằng" hoặc "là" trước câu dẫn.


Kiến thức tham khảo về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 


I. Ý nghĩa của trích dẫn

- Khi nói hoặc viết, người ta thường trích dẫn. Trích dẫn là để chứng tỏ nói có sách, mách có chứng. Trích dẫn làm cho ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể, thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng. Để chứng minh, người nói, người viết cần phải trích dẫn. Ví dụ:

Một con bồ câu kêu váng lèn. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuôi đánh.

Chị Điệp nhanh nhảu:

“Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tú hú là chú bồ các…” (Duy Khán)

Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp chính xác nhất

Chú ý: Khi nói, viết cần phải trích dẫn sao cho hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ và có nghệ thuật. Nếu lạm dụng trích dẫn sẽ làm cho ngươi nghe, người đọc khó chịu.


II. Phân loại

- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩa (lời nói bên trong) của một ngưòi, một nhân vật: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưòi hay nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 

Ví dụ:

Tuy Hoà, tỉnh lị của tỉnh Phú Yên, thành phố không lớn và rất dễ mến. Cái Tháp Chàm tên là Nhạn Tháp đứng trên núi báo hiệu ngay cho thành phố. Nhà thơ Trần Mai Ninh ngày trước đã có câu gọi: “Ôi cái gió Tuy Hoà. Gió cũng đến từ biển. Thi sĩ Tản Đà 40 năm trước đi qua đây viết câu thơ lục bát “Đa tình con mắt Phú Yên”. (Xuân Diệu)

Đọc các đoạn trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và trả lời câu hỏi.

1. Trong đoạn trích (a), phần in đậm là lời nói của nhân vật, được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu hai chấm và được đặt vào dấu ngoặc kép

2. Trong đoạn trích (b), phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật, được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu hai chấm và được đặt vào dấu ngoặc kép

3. Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước bằng cách ngăn hai bộ phận câu với nhau bằng dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép.

+ … Đấy, bác cũng chang “thèm” người là gì? – Cháu nói.

+ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn – Hoạ sĩ nghĩ thầm.

- Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Thời nào cũng vậy, nhăn dân chỉ mong muốn được sống ấm no, yên vui, hạnh phúc. Không đau khổ trong loạn lạc, không bị ai đè đầu cưỡi cổ. Không đói cơm rách áo, Ốm đau được chăm sóc thuốc thang. Con cái được học hành.

Độc lập, tự do là quý. Nếu dân bị đói rét, thất nghiệp, thất học, bị bóc lột… thì độc lập tự do củng chẳng có ý nghĩa gì! Dân coi cuộc sống làm đầu, dân coi cái ăn bằng trời. Vì thế, phải phát triển sản xuất, làm cho dân giàu nước mạnh, sản xuất là trước hết, trên hết.

Người viết đã sử dụng cách dẫn gián tiếp để không phải lặp lại hai câu:

+ Không có gì quý hơn độc lập tự do. (Hồ Chí Minh)

+ Dân dĩ thực vi thiên. (Ngạn ngữ Trung Quốc)


III. Luyện tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Tìm lời dẫn trong đoạn văn sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mày khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!“.

(Nguyễn Thành Long)

2. Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

a) Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thê thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế…

(Nam Cao)

b) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

(Thanh Tịnh)

c) Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

(Lê Minh Khuê)

d) Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4)

e) Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

(An-phông-xơ Đô-đê)

3. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp:

Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.

Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Nguyễn Dữ)

4. Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời đối thoại trực tiếp:

Buổi họp nhóm của chúng tôi hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Đứa nào cũng phân đôi hành vi của Tuấn. Cái Hạnh nói gay gắt, kiên quyết đòi khai trừ Tuấn khỏi hội. Vốn dịu dàng như cái Ngọc má cũng băm bổ lên án Tuấn là bạo lực, bất nhân, dám hành hung trẻ con. Điềm tĩnh nhất là Hùng. Nó đề nghị cả nhóm khoan hồng cho Tuấn một lần. Nó hứa sẽ giáo dục Tuấn đến nơi đến chốn.

5. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp.

Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo.

(Vũ Khoan)

Gợi ý

- Lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hùm Rồng.

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn: “Thế là một – hoà nhé!”.

a) Lời dẫn gián tiếp: những lúc đói, trí người ta sáng suốt -* Lời dẫn là lời nói.

b) Lời dẫn gián tiếp: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước -* Lời dẫn là ý nghĩ.

c) Lời dẫn trực tiếp: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! -* Lời dẫn là lời nói.

d) Lời dẫn trực tiếp: Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ -» Lời dẫn là lời nói.

e) Lời dẫn trực tiếp: Lại có chuyện gì nữa đây? -* Lời dẫn là ý nghĩ.

- Khi chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, cần chú ý thay đổi từ ngữ xưng hô cho phù hợp (ngôi thứ nhất chuyển thành ngôi thứ ba, ví dụ: tôi —* nàng, Vũ Nương,…).

- Khi chuyển đoạn văn có lời dẫn gián tiếp thành đoạn văn có lời đối thoại trực tiếp, cần:

- Lưu ý về dấu hiệu hình thức của lời dẫn trực tiếp: lời đối thoại đặt sau dấu hai chấm và có dấu gạch ngang đầu lời thoại.

- Cần chuyển đổi từ xưng hô cho phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp. Đây là hội thoại của HS trong môi trường giao tiếp của các em.

- Mục đích của bài tập là cho HS luyện tập thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo gợi ý của đề bài. HS tự thực hiện.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022