logo

Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan câu tục ngữ trên nói gì?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan câu tục ngữ trên nói gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Tiếng việt 4 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: “Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”. Câu tục ngữ trên nói gì? 

A. Khen những bạn học trò ngoan, được thầy cô và các bạn tin yêu, quý mến.

B. Ca ngợi những người từ tay không đã làm nên việc lớn nhờ có tài, có ý chí.

C. Ca ngợi những chiến sĩ dũng cảm, luôn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Trả lời:

Đáp án đúng  B. Ca ngợi những người từ tay không đã làm nên việc lớn nhờ có tài, có ý chí.

“Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”. Câu tục ngữ trên nói gì về ca ngợi những người từ tay không đã làm nên việc lớn nhờ có tài, có ý chí.


Kiến thức tham khảo về câu tục ngữ.


1. Khái niệm tục ngữ

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.

- Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người , hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

- Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan câu tục ngữ trên nói gì?

- Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

- Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

- Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.


2. Nội dung tục ngữ

- Những câu tục ngữ hàm chứa nhiều nội dung ý nghĩa. Đó không chỉ là những kinh nghiệm sản xuất, hiện tượng lịch sử xã hội. Đó còn là những triết lý nhân sinh lưu truyền mãi muôn đời.

- Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân

+ Hầu hết các câu tục ngữ xưa đều thể hiện quan sát về quy định biến đổi khí hậu. Các câu nói đều phát huy công dụng ở nhiều mặt.

+ Một số câu nói khác như “mây thành vừa hanh vừa giá”, “vấy mại thì mưa, bối bừa thì nắng”. Phải có tầm nhìn và khả năng quan sát tỉ mỉ mới phát hiện ra những điều này.

Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan câu tục ngữ trên nói gì? (ảnh 2)

+ Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp, quá trình sản xuất hẳn sẽ có những kinh nghiệm được đúc rút. Nói về tầm quan trọng của phân bón, sự chuyên cần, ông cha ta nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đây là bốn điều quan trọng để người dân có một vụ mùa bội thu.

+ Kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha đúc kết được vẫn mãi lưu truyền đến ngày nay. Điều này cũng minh chứng cụ thể cho việc người dân ta có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Giờ đây, khi hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra ở nhiều nơi, những kinh nghiệm này chưa hẳn đã đúng. Thế nhưng nó cũng đã tạo ra một kho tàng kiến thức rộng lớn của nhân loại.

- Tục ngữ phản ánh hiện tượng lịch sử xã hội

+ Lối sống, sinh hoạt của người dân cũng được phản ánh cụ thể. “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”. Hướng nam là hướng đẹp, thích hợp để làm nhà, cuộc sống gia chủ sẽ yên ấm, an vui. Hay như câu “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Có nghĩa vị thần linh thường trú ngụ trong thân cây đa. Con ma thì chọn ở nơi cây gạo, còn cú cáo thì ẩn nấp trong cây đề. Điều này thực chất vẫn chưa được kiểm chứng nhưng kinh nghiệm dân gian đã khiến chúng ta thêm niềm tin vào điều đó.

+ Cuộc sống thời nào cũng có những bất công mà chúng ta phải học cách chấp nhận. Đó là định luật “Cá lớn nuốt cá bé”, “bà chúa đút tay bằng ăn mày rút ruột”. Hay như câu “con nhà giàu đứt tay bằng con nhà nghèo xổ ruột”. Câu nói ẩn chứa hàm ý sâu xa và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

- Tục ngữ trở thành triết lý dân gian

+ Tục ngữ không chỉ phản ánh hiện thực đời sống. Nó còn là cả kho tàng kinh nghiệm sống, truyền bá tư tưởng cho con người. Những tư tưởng về chính trị, xã hội cũng được thể hiện đầy thâm thúy qua tục ngữ.

+ Vẻ đẹp quê hương đất nước cũng nhiều lần được nhắc đến, “thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Những địa danh đẹp của đất nước được đưa ra, thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

+ Tinh thần đấu tranh chống lại áp bức đô hộ luôn được người dân ta đề cao. Tinh thần chiến đấu quyết tâm, dám chơi, dám chịu. “Muốn oai làm quan mà nói”, “thắng làm vua, thua làm giặc”.

+ Cần cù, chịu thương chịu khó của người dân ta đã được ghi nhận từ lâu. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau là thứ tình cảm quý báu của dân tộc Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022