logo

Trạng ngữ là gì? Có mấy cách nhận biết trạng ngữ?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Trạng ngữ là gì? Có mấy cách nhận biết trạng ngữ?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về trạng ngữ do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trạng ngữ là gì? Có mấy cách nhận biết trạng ngữ?

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu.

+Trạng ngữ là bộ phận trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu ?, Vì sao ?

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Trạng ngữ là gì? Có mấy cách nhận biết trạng ngữ?

- Các loại trạng ngữ

* Trạng từ chỉ nơi chốn

+ Định nghĩa: Là loại trạng từ chỉ chính xác hay khái quát vị trí, địa điểm, khu vực địa lý, địa chỉ được nói đến trong câu. 

+ Nó thường kết hợp với các từ “ ở đâu, nơi nào, chỗ nào, vị trí nào, nước nào, đường nào…”  trong câu nghi vấn, câu hỏi trong giao tiếp.

+ Trạng từ chỉ nơi chốn giúp người nói, người nghe tìm hiểu được vị trí, địa điểm mà mình cần biết.

+ Ví dụ trạng ngữ chỉ nơi chốn

_ Ví dụ 1: Phương nói về quê định cư luôn rồi Tấn.

_ Ví dụ 2: Đội bóng đá nam Việt Nam sẽ gặp Thái Lan tại sân vận động Mỹ Đình chiều nay.

_ Ví dụ 3: Ngôi nhà của gia đình tôi tuy nhỏ nhưng rất gọn gàng và sạch sẽ.

_ Ví dụ 4: Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác.

* Trạng ngữ chỉ thời gian 

+ Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu đóng vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc , hành động đang diễn ra ở trong câu.

+ Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi liên quan về thời gian, giờ giấc như: Bao giờ? Mấy giờ? Khi nào?…

+ Ví dụ: Tối qua, tôi xem đá bóng đến 2h

+ Trong ví dụ trên, trạng ngữ chỉ thời gian là “Tối qua”. Nó giúp người đọc trả lời  câu hỏi “Lúc nào?” hay cụ thể là “tôi” đã xem đá bóng vào lúc nào? 

* Trạng ngữ chỉ nguyên nhân 

+ Cũng tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành phần phụ của câu. Thông thường, loại trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại trạng ngữ khác bởi tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy.

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi như: Tại sao? Vì sao? Do đâu?

+ Để hiểu rõ hơn về loại trạng ngữ này, hãy cùng xem qua ví dụ sau: 

_ Vì bị ốm, nên tôi không thể đi học được

+ Trong ví dụ trên, Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Vì bị ốm”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Vì sao” hay cụ thể là giải thích lý do vì sao “tôi” không thể đi học.

* Trạng ngữ để chỉ mục đích

+ Để nhận biết đúng nhất thì nó là ngược lại với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Trong một câu nó đảm nhận vai trò của một thành phần phụ của câu văn hoàn chỉnh. Mục đích của nó là để chỉ mục đích của sự việc hay hành động đang được nhắc đến của câu. 

+ Trạng ngữ chỉ mục đích này dù để trả lời các câu hỏi: Để làm gì? Bởi cái gì? Mục tiêu là gì?… 

– Ví dụ: Để được phần thưởng, Lan cố gắng học hành chăm chỉ. 

+ Ở ví dụ trên đây, trạng ngữ chỉ mục đích là “Để được mẹ khen”. Nhiệm vụ của nó là trả lời câu hỏi “Để làm gì?”. Đúng hơn là vì mục đích gì mà Lan học hành chăm chỉ. 

* Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là 1 thành phần phụ nằm trong câu. Nó được sử dụng với mục đích chính là để làm rõ cho các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người đang được nhắc tới trong câu. Thông thường, các trạng ngữ chỉ phương tiện sẽ đi kèm từ “bằng” hoặc là “với”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho những câu hỏi dạng như: Bằng cái gì? Với cái gì?

_ Ví dụ: Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ luôn vỗ về an ủi tôi vào giấc ngủ.

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện ở đây là “Bằng lời ru ngọt ngào”. Nó sẽ trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì” hay chi tiết hơn là mẹ đã vỗ về, an ủi tôi vào giấc ngủ bằng hình thức như thế nào?


Bài tập luyện tập về trạng ngữ

Bài 1: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […].

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

Trả lời:

Cụm từ mùa xuân:

a) Nằm trong thành phần chủ ngữ của câu.

b) Là trạng ngữ của câu.

c) Là bổ ngữ cho động từ chuộng.

d) Là câu đặc biệt.

Như vậy, từ “Mùa xuân” trong câu (b) là trạng ngữ bởi vì:

– Về mặt ý nghĩa, nó xác định thời gian cho sự việc được nêu ra ở trong câu.

- Về hình thức, nó đứng đầu câu và được ngăn cách với chủ ngữ bằng một dấu phẩy.

Bài 2: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

=> TN chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

TN chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> TN chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

TN chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> TN chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

=> TN chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt 

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> TN chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022