logo

Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Ngữ văn 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?

A. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.

B. Đảng phái, đảng phí, đảng viên.

C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi.

D. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông.

Trả lời:

Đáp án đúng là : A. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.

Dòng chỉ gồm những từ đồng âm là: Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.


Kiến thức mở rộng về từ đồng âm


1. Kiến thức cơ bản bài Từ đồng âm

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

- Trong giao tiếp chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?

2. Các loại từ đồng âm

Có 4 loại từ đồng âm chính, đó là:

Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm? (ảnh 2)

a. Đồng âm từ vựng

Là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ nhưng lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Ví dụ: “Ba tôi đi chợ mua con ba ba”

+ Từ “ba” đầu tiên chỉ người

+ Hai từ “ba” phía sau là tên của một loài động vật

=> Từ “ba” trong trường hợp này giống nhau về âm thanh, cách đọc nhưng mang nghĩa khác nhau và không liên quan đến nhau.

b. Đồng âm từ và tiếng

Đồng âm từ và tiếng thường có từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại là danh từ hoặc 1 danh từ, 1 tính từ…

Xem ví dụ ngay sau đây: Chim sáo có bộ lông rất đẹp và Thổi sáo là một môn nghệ thuật đặc biệt. Mặc dù có chung từ “sáo” nhưng ý nghĩa ở hai câu lại khác nhau. Trong câu đầu, “sáo” là chim sáo, là danh từ. Câu 2 nói về tính từ chỉ âm thanh cây sáo.

c. Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Loại đồng âm này được hiểu là các từ có cùng âm, cùng cách đọc chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ: Cậu ấy câu được nhiều cá quá đi! và câu Những câu nói đó không tác dụng gì với họ.

d. Đồng âm với tiếng nước ngoài

Loại từ đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch cũng là loại từ thường được thấy trong cuộc sống.

Ví dụ:

+ Cầu thủ sút bóng

+ Sức khỏe bác ấy đang giảm sút.


3. So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

a. Giống nhau:

- Đều có hình thức âm thanh giống nhau (đọc và viết).

b. Khác nhau:

- Từ đồng âm là từ cùng âm thanh những nghĩa khác nhau

Ví dụ:

+ Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

+ Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

+ Cha mẹ tham khảo toàn bộ link video tại đây:

- Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển

Ví dụ:

+ Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).

+ Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (chín: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).


4. Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

- Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.

- Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển.


5. Bài tập vận dụng bài Từ đồng âm

Câu 1: Đọc lại đoạn dịch bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “tháng tám thu cao gió thét già” đến "quay về, chống gậy lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Trả lời:

Thu:

+ Thu 1 : danh từ, mùa thu -> chỉ một mùa trong năm.

+ Thu 2 : động từ, thu tiền -> chỉ hành động.

Cao :

+ Cao 1 : tính từ, trái nghĩa với thấp.

+ Cao 2 : danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).

Ba :

+ Ba 1: số từ, ba lớp tranh.

+ Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).

Tranh:

+ Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).

+ Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).

Sang:

+ Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).

+ Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).

Nam:

+ Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)

+ Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)

Sức:

+ Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)

+ Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).

Nhè:

+ Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác

+ Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra

Tuốt:

+ Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa

+ Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)

Môi:

+ Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)

+ Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Câu 2: Câu "Đem cá về kho!" nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.

Trả lời:

Câu "Đem cá về kho!" nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa:

a) Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.

b) Kho với nghĩa là cái kho (để chứa cá)

Để câu trở thành đơn nghĩa, người viết có thể thêm vào một vài từ:

Ví dụ:

a) Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).

b) Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).

Câu 3 (trang 136 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Nghĩa của từ “cổ”:

     + Bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân

     + Bộ phận của áo, nơi có ve áo

     + Cổ chân, cổ tay

     + Bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ

→ Từ nghĩa gốc cơ sở từ “cổ”được chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.

- Đồng âm với từ cổ:

     + Cổ: cũ, xưa cũ ( cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)

     + Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa ( phong, lao, cổ, lai)

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Anh chàng đã sử dụng từ đồng âm để âm mưu không trả lại vạc cho người hàng xóm:

- Vạc đồng ở đây được hiểu theo 2 nghĩa:

+ Nghĩa thứ nhất: Cái vạc làm bằng kim loại đồng

+ Nghĩa thứ hai là: con vạc ở ngoài đồng.

- Đồng cũng có 2 cách hiểu:

+ Thứ nhất là : kim loại

+ Thứ hai là: cánh đồng.

   Nếu là em, em sẽ hỏi anh ta: Cái vạc của anh được làm bằng gì? Anh mượn vạc để làm gì? 

Câu 5:  Đặt câu với mỗi cặp từ đồng nghĩa dưới đây

- Bàn (động từ)- bàn (danh từ)

- Thu (danh từ) – thu (động từ)

Gợi ý

- Các bạn ngồi quanh bàn tròn, bàn bạc việc tổ chức sinh nhật cho lớp trưởng.

- Mùa thu trời bắt đầu se lạnh, từng đàn chim cũng bắt đầu tìm nơi trú ẩn cho mình.

- Chúng tôi thu dọn lớp học thật sạch trước giờ học.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022