logo

Rũ hay giũ? Cách dùng

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Rũ hay giũ? Cách dùng” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về cách phân biệt r và gi trong chính tả là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Các dùng rũ hay giũ? 

1. Nghĩa của từ Rũ

- Rũ được hiểu là khô héo, buông cành lá xuống. 

Ví dụ. Cây chết rũ, Trời nắng cây rũ hết.

- Rũ còn dủng để chỉ con người lả đi vì kiệt sức: mệt rũ người.

- Trút khỏi mình những gì vướng víu. 

Ví dụ: rũ hết trách nhiệm, rũ sạch xiềng xích.

2. Nghĩa của từ Giũ

- Giũ là một từ chỉ hành động rung, lắc mạnh cho rơi nước hay bụi bẩn bám vào ra

Ví dụ:

+ giũ chiếu

+ giũ bụi bám trên quần áo

+ chim giũ cánh

- Giũ còn chỉ hành động làm cho sạch đồ giặt bằng cách giũ nhiều lần sau khi nhúng trong nước

Ví dụ:

+ quần áo mới vò, chưa giũ

+ giũ cho sạch xà phòng mới thôi


Kiến thức tham khảo về cách phân biệt r và gi trong chính tả


1. Các trường hợp dùng d:

- Đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Ví dụ: duyệt binh, kinh doanh, hậu duệ, dọa nạt...

-  Thường dùng trong các từ Hán Việt có thanh ngã (~) hoặc thanh nặng (.). Ví dụ: kì diệu, bình dị, diễn viên, dị nhân, dã man, dạ hội, đồng dạng, hấp dẫn…

- Thường viết với các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang khi vần có âm đầu khác a. Ví dụ: du dương, dư dật, ung dung, do thám...


2. Các trường hợp dùng gi:

- Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi. Ví dụ: tam giác, giá cả, giải thích, giới thiệu…

- Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang khi vần có âm đầu a. Ví dụ: tăng gia, giao chiến, gian xảo, gia nhân...

[ĐÚNG NHẤT] Rũ hay giũ? Cách dùng

3. R/d/gi trong từ láy

* Trong cấu tạo từ láy:

Cả gi/r/d đều có từ lấy âm. Ví dụ: già giặn, giãy giụa, giục giã, giấm giúi… dằng dặc, dãi dầu, dập dìu… rưng rức, rón rén, réo rắt , rạng rỡ...

* Láy vần:

- Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai dai, líu díu,…)

- Tiếng có r thường láy với tiếng có b hoặc c. Ví dụ: cập rập, co ro, bủn rủn, cập rập...

- Tiếng có gi thường láy với tiếng có n. Ví dụ: gieo neo, giãy nảy…

- Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r. Ví dụ: rì rào, róc rách…

+ Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.

+ Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt,…)

+ Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp,…)

+ Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập,…)

+ Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi.

Một số từ láy có các biến thể khác nhau

rào rạt - dào dạt dở dói - giở giói gióng giả - dóng dả
rập rờn - giập giờn dấm dứt - rấm rứt rậm rật - giậm giật
dân dấn - rân rấn réo rắt - giéo giắt dun dủi - giun giủi

4. R/d/gi trong cấu tạo từ ghép:

Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu là gi và d với nhau, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và d hay r và gi.

Ví dụ: giao dịch, giản dị, giận dữ, giả dối, giận dỗi...

Mẹo d / gi / r :

– Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ HV.

– Các chữ HV mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).

– Các chữ Hán Việt mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi (giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới)

– Các chữ Hán Việt có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền () và dấu ngang (Gia đình, giai cấp, giang sơn).

(Ngoại lệ có: ca dao, danh dự).

– Chữ Hán Việt mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d (dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022