logo

Ý nghĩa câu Thả con săn sắt bắt con cá rô?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất:

"Thả con săn sắt bắt con cá rô" là một câu tục ngữ. Ý nghĩa câu "Thả con săn sắt bắt con cá rô" là ám chỉ việc cần phải mất một số chi phí nhỏ ban đầu để sau đó thu về món lợi lớn”, hoặc “Tạm thời chấp nhận bỏ qua món lợi nhỏ để rồi nhận được món lợi lớn hơn”.

Để giúp các bạn hiểu hơn về Ý nghĩa câu "Thả con săn sắt bắt con cá rô", Toploigiai đã mang tới một số kiến thức mở rộng về tục ngữ sau đây, mời các bạn tham khảo.


1. Tục ngữ là gì?

Ý nghĩa câu thả con săn sắt bắt con cá rô

Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7, định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.

Ví dụ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Ý nghĩa: Nói về sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm của thời gian trong năm. “Đêm tháng 5” ý chỉ thời gian mùa hè, mặt trời thường chiếu sáng nhiều hơn (ngày dài hơn). Còn “Ngày tháng 10” chỉ thời gian mùa đông, mặt trời ở xa nên chiếu sáng ít hơn (đêm dài hơn).

>>> Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”


2. Nội dung tục ngữ

a. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm sản xuất của nhân dân lao động

– Những câu tục ngữ về đời sống lao động sản xuất được đúc kết, phản ánh điều kiện cũng như phương thức sản xuất hay đời sống của các dân tộc. Nó được sinh ra khi mà con người lao động và có sự đấu tranh với thiên nhiên và ông cha ta đúc kết lại thành những kinh nghiệm riêng. Cho đến tận ngày nay, nó luôn được lưu truyền phổ biến rộng rãi và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.

– Việt Nam ta là một nước nông nghiệp phát triển, trong đó nghề nông nghiệp trồng lúa nước chiếm ưu thế. Quá trình lao động và chăm sóc, ông cha ta cũng đã đúc kết được vốn kinh nghiệm quý báu đến giờ nó vẫn thể hiện tính đúng đắn của nó.

Từ xa xưa bằng kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha ta đúc kết nên những kinh nghiệm sống còn lưu giữ cho đến tận ngày nay. Những câu tục ngữ bởi vậy thể hiện tinh thần sáng tạo vô cùng của nhân dân lao động. Song đôi khi nó chỉ phản ánh một mặt của các biểu hiện ở từng địa phương, từng thời điểm nhất định.

>>> Xem thêm: Hãy giải thích câu tục ngữ “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”?

b. Ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội

Tục ngữ nói về các hiện tượng lịch sử xã hội là bộ phận chủ yếu, phản ánh những tập quán, thị hiếu, cuộc đấu tranh của nhân dân …

Một vài ký ức của thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc:

- Con dại cái mang.

Một số hiện tượng lịch sử:

- Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.

Tục ngữ Việt Nam chủ yếu phản ánh những đặc điểm sinh hoạt gia đình và xã hội, sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời phong kiến.

+ Những tập quán, phong tục trong đời sống nhân dân:

- Dưa La, cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Ðầm Sét.

+ Những nét sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời phong kiến ;

- Phép vua thua lệ làng.

+ Phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của nhân dân ta trong xã hội phong kiến:

- Một người làm quan cả họ được nhờ.

+ Phản ánh đời sống người lao động và những quan hệ xã hội trong xã hội phong kiến:

- Lấy bát mồ hôi đổi bát cơm.

- Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết.

c. Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian:

+ Những kinh nghiệm sống, những truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân luôn là nguồn cảm hứng trong các câu tục ngữ.

+ Một số câu tục ngữ thể hiện triết lý dân gian thường được sử dụng:

- Người làm ra của, của không làm ra người.

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

- Của một đồng, công một nén.

- Có công mài sắt có ngày nên kim.


3. Các câu tục ngữ Việt Nam quen thuộc.

Ý nghĩa câu thả con săn sắt bắt con cá rô

a. Thả con săn sắt bắt con cá rô

“Thả con săn sắt bắt con cá rô" là một câu tục ngữ.

Ý nghĩa câu “Thả con săn sắt bắt con cá rô" là ám chỉ việc cần phải mất một số chi phí nhỏ ban đầu để sau đó thu về món lợi lớn”, hoặc “Tạm thời chấp nhận bỏ qua món lợi nhỏ để rồi nhận được món lợi lớn hơn”.

b. Một số câu tục ngữ Việt Nam khác

- Ách giữa đàng, quàng vào cổ

- Ai ăn mặn, nấy khát nước

- Ai chê đám cưới, ai cười đám ma

- Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy

- Ai giầu ba họ, ai khó ba đời

- Ăn bánh vẽ

- Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng

- Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

- Ăn cây nào, rào cây nấy

- Ăn có chỗ, đỗ có nơi

- Ăn có mời, làm có khiến

- Ăn có nhai, nói có nghĩ

- Ăn có thời, chơi có giờ

- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

- Đôi ta như cái đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.

- Thật thà cũng thể lái trâu,

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

- Theo cha theo mẹ đã đành,

Theo đôi theo lứa mới thành thất gia.

- Sự đời nước mắt soi gương,

Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều.

- Không thương nỏ nói khi đầu,

Làm chi dan díu giữa cầu mà buông.

- Nước non một gánh chung tình,

Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng.

- Cô kia cắt cỏ một mình,

Cho anh cắt với chung tình làm đôi.

Cô còn cắt nữa hay thôi,

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.

- Ai về ai ở mặc ai,

Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh.

- Vôi nào là vôi chả nồng,

Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.

-----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua câu hỏi Ý nghĩa câu thả con săn sắt bắt con cá rô và một số kiến thức mở rộng về tục ngữ. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 19/08/2022 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads