logo

Ý nghĩa nhan đề "Hồi hương ngẫu thư"

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi nhân từ xưa đến nay. Nếu nỗi nhớ quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch là sự khắc khoải, da diết với ánh trăng vằng vặc của ngày xưa thì "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Chi Chương khắc họa một nỗi buồn thương, nuối tiếc của một cố nhân về thăm chốn cũ. Bài thơ tuy đã lâu nhưng vẫn còn giá trị nổi bật với tình yêu quê hương đi sâu vào lòng người đọc. Vậy ý nghĩa nhan đề "Hồi hương ngẫu thư" là gì? Cùng Toploigiai tìm hiểu ngay nhé!


1. Tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" và tác giả

Phiên âm:

"Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?"

Dich thơ:

"Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Gặp nhau mà chẳng biết nhau

Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng?"

- Hạ Tri Chương (659 – 744), tự Quý Chân, người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Ông từng đỗ tiến sĩ, làm quan, được vua đường Huyền Tông rất vị nể. Sau 50 năm sinh sống, học tập, làm quan tại kinh đô Tràng An, ông xin về quê làm đạo sĩ.

Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác, có trí nhớ đặc biệt, thích uống rượu, tính tình hào phóng. Ông là bạn vọng niên với Lý Bạch. Ông hơn Lý Bạch trên bốn chục tuổi nhưng hai người như hai người bạn rất thân. Hạ Tri Chương cùng với Trương Húc , Trương Nhược Hư , Bão Dung  được người đương thời là Ngô trung tứ sĩ (bốn danh sĩ đất ngô).

Hạ Tri Chương còn để lại 20 bài thơ, trong đó bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là nổi tiếng nhất.

Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà?


2. Ý nghĩa nhan đề "Hồi hương ngẫu thư"

Ý nghĩa nhan đề Hồi hương ngẫu thư

“Ngẫu thư” (ngẫu nhiên viết) chứ không phải tình cảm, cảm xúc bộc lộ một cách ngẫu nhiên. Hồi hương nghĩa là trở về quê hương.

Hồi hương ngẫu thư là nhan đề ngắn gọn của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Thông qua ý nghĩa nhan đề "Hồi hương ngẫu thư", ta hiểu rõ hơn về tư tưởng, về chủ đề của bài thơ. Như vậy, cảm hứng, nỗi niềm nhớ quê hương đã được thể hiện ngay từ đầu văn bản. Đặc biệt, ngôn ngữ được Hạ Tri Chương chọn lựa rất chuẩn xác và bộc lộ tình cảm ngay trong hướng tiếp cận từ nhan đề. Nhan đề bài thơ đã hé lộ được tình huống, bối cảnh, những cảm xúc thôi thúc nhà thơ viết nên tác phẩm. Sau bao năm xa cách khi trở về quê hương tác giả đã không hỏi bồi hồi xúc động ngẫu nhiên viết lên những dòng thơ thể hiện tâm trạng cảm xúc lúc này của mình. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê chẳng còn là cái ngẫu nhiên nữa mà là tình cảm dồn nén sâu sắc trong lòng thi nhân.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí


3. Những nét nghệ thuật

Bài thơ có cấu tứ (cách tổ chức ý thơ) độc đáo: giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có sự chuyển biến ý thơ bất ngờ mà vẫn hợp lí, tự nhiên. Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả, giọng điệu tự thuật. Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, cũng qua lời kể kết hợp với tả, lời thơ mang sắc thái đùa vui, hóm hỉnh nhưng bộc lộ nỗi lòng đầy ngậm ngùi, xót xa. Sự ngậm ngùi, xót xa là nền tâm trạng của cả bài. Ý thơ của hai câu thơ đầu đều xây dựng trên nền tâm trạng ấy. Tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm mà giọng điệu câu thơ mang nỗi niềm tâm trạng. Chính vì vậy mà ý thơ càng kín đáo sâu sắc thì lại càng có sức gợi mạnh mẽ.

Nghệ thuật đối được sử dụng linh hoạt có hiệu quả lớn: Ở hai câu thơ đầu đều có phép đối trong một câu thơ (còn gọi là tiểu đối hoặc tự đối): “Thiếu tiểu li gia”/ “lão đại hồi”; “Hương âm vô cải”/ “mấn mao tồi”. Nhà thơ không câu nệ việc đối lời (số chữ trong hai vế đối của câu thơ không bằng nhau: 4/3) mà coi trọng sự đối ý. Về phương diện này thì phép đối rất chỉnh: thiếu tiểu đối với lão, li gia đối với đại hồi; hương âm đối với mân mao; vô cải đối với tồi. Bao trùm lên tất cả sự tương phản giữa cái đổi thay (mái tóc) và điều không thay đổi (giọng nói quê hương). Tác giả đã lấy hồn quê. Nghệ thuật đối làm nổi bật lên tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng: con người sau hơn nửa thế kỉ xa quê mà giọng quê không đổi thì chứng tỏ chất quê nhà, hồn quê nhà đã thấm vào máu thịt, tình quê hương không lúc nào phai.

-----------------------

Vậy bên trên Toploigiai đã cùng các bạn phân tích bài thơ và Ý nghĩa nhan đề "Hồi hương ngẫu thư". Bài đã phân tích được nội dung, nghệ thuật và nhan đề của bài thơ. Qua đây, mong bạn đọc sẽ dễ dàng hơn trong việc làm những bài tập liên quan cũng như trả lời các câu hỏi.

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 10/09/2022