logo

Ý nghĩa của câu “Gieo nhân nào gặt quả ấy”

Câu trả lời chính xác nhất: Ý nghĩa của câu “Gieo nhân nào gặt quả ấy” có nghĩa là khi bạn ở hiền gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ thế. Vì vậy hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình, còn nếu bạn sống chết mặc bay thì chỉ vì chút lợi ích mà bỏ mặc người khác hay qua cầu rút ván thì sau này bạn cũng sẽ nhận lại cái kết như vậy mà thôi. Do đó hãy xem xét mọi việc một cách cẩn thận trước khi đưa ra quyết định, nếu không thì sẽ bút sa gà chết đó nhé.

Cùng Toploigiai làm rõ hơn về câu tục ngữ “Gieo nhân nào gặt quả ấy” trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của câu gieo nhân nào gặt quả ấy

1. Ý nghĩa của câu “Gieo nhân nào gặt quả ấy”?

Câu tục ngữ “Gieo nhân nào gặt quả ấy” được hiểu theo hai nghĩa, đó là:

Nghĩa đen:

“Nhân”: Hạt giống của các loại thực vật trong tự nhiên, trải qua quá trình lao động và sinh sống, con người giữ lại các hạt giỗng để tự trồng trọt và nuôi dưỡng.

“Quả”: Kết tinh cuối cùng của hạt giống. Khi cây lớn đến mức độ nhất định sẽ ra hoa và kết thành quả. Quả của cây khi chín có vị ngọt, thơm, rất giàu dinh dưỡng. Màu sắc của quả có thể biến đổi nhưng hình dáng của quả từ xanh sang chín sẽ không thay đổi.

=> Khi người ta gieo một hạt giống xuống đất, cây con sẽ mọc lên. Dưới sự chăm sóc và nuôi dưỡng của con người nó sẽ trưởng thành, đơm hoa kết trái, cho ra quả. Hạ giống cây gì thì sẽ cho quả của loại cây ấy.

Nghĩa bóng:

“Nhân”: Những việc mà con người ta đã làm trong quá khứ. Cũng có thể hiểu là căn nguyên của mọi sự việc (nguyên nhân)

“Quả”: Hiện thực mà con người ta phải đối mặt trong thực tại hoặc tương lai từ chính những việc là trong quá khứ.

=> Ý nghĩa tục ngữ:” gieo nhân nào gặt quả nấy” là bài học về cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau, con người đối với thế giới xung quanh. Nhưng việc làm trong quá khứ của ta chính là hạt mầm mà ta gieo cho tương lai. Nếu đó là hạt giống không tốt, chắc chắn tương lai sẽ không thể là một cái cây khỏe mạnh. Ngược lại nếu đó là hạt mầm khỏe mạnh, thành quả mà ta thu lại được sẽ là những trái ngọt, tươi ngon. Con người ta nếu làm việc xấu, hậu quả nhận lại sẽ là những thứ tăm tối, mù mịt. Luật nhân quả sẽ không trừ một ai.

=> Câu thành ngữ cũng khuyên răn con người ta nên sống tốt, làm việc thiện bởi đó là cách để ta gieo xuống đất những hạt mầm tươi xanh và khỏe mạnh.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người


2. Suy ngẫm về câu “Gieo nhân nào gặt quả ấy”:

Ý nghĩa của câu gieo nhân nào gặt quả ấy

Khi ta sẻ chia, giúp đỡ hay cho đi những điều tốt đẹp dành tặng mọi người xung quanh, ta sẽ nhận được tình yêu thương, lòng biết ơn chan chứa từ người đón nhận. Mọi người sẽ quý mến, gắn bó, đoàn kết, cởi mở, chân thành với nhau hơn. Đó là động lực để thúc đẩy hoàn thành công việc, cuộc sống luôn đong đầy hạnh phúc, vui vẻ và bao dung. Không những thế, khi nhìn vào gương mặt của một người tốt, ta cảm nhận được anh hào quang toát ra từ con người họ với gương mặt phúc hậu, ánh mắt trìu mến và nụ cười đáng yêu.

Khi ta gieo rắc những điều xấu xa, hãm hại hay cản trở người khác, đó cũng là lúc ta tự tạo nghiệp cho chính cuộc đời mình, ta sẽ luôn sống trong lòng ghen ghét, đố kị, thấp thỏm lo âu nếu không may bị phát hiện bản chất thật trong con người, rồi sợ rằng bản thân bị ghét bỏ, xa lánh, cô lập, tách biệt, rồi u sầu sẽ luôn dày vò trong tinh thần lẫn tâm trí. Bạn thử nghĩ xem, nếu hàng ngày cứ trôi qua như thế, liệu bạn còn sức sống để vui tươi? Hay gương mặt sẽ luôn ủ rủ, dữ dằn và nhìn không lấy được một chút thiện cảm? Đức Phật đã dạy, đời người là một kiếp luân hồi. Những nghiệp chướng mà ta tạo ra ở kiếp này, vẫn phải trả ở những kiếp đời khác, khó mà hết được.

Có thể nói, kết quả phụ thuộc vào hành động của chúng ta, nếu hành động ác là nhân ác, chúng ta sẽ phải chịu đau khổ, nhưng ngược lại, nếu hành động là thiện, thì chúng ta sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc, sự bình an. Nếu chúng ta làm một điều thiện thì kết quả mang đến sẽ không chỉ cho chúng ta mà còn cho cả người khác nữa.

Qua câu triết lí dân gian dể hiểu mà sâu sắc trên, ta biết bản thân phải luôn giữ cho tâm mình được tốt, được trong sạch và yên bình. Chúng ta cần nâng cao tri thức, giúp đỡ mọi người, thân thiện và vui tươi với những điều tốt đẹp trên cuộc đời này, để xã hội phát triển vững mạnh, ý thức mỗi người nâng cao, từ đó chính ta sẽ tạo nên một thế giới rực rỡ sắc màu của yêu thương.

Câu triết lí đó cũng chính là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Hãy học cách cho đi, ta sẽ nhận lại những điều thích đáng. Hãy giữ cho tâm hồn thật an nhiên để dòng máu nóng luôn chảy trong huyết cảm của mỗi con người, để tình yêu thương được lan tỏa đến muôn nơi, để cuộc sống luôn ngập tràn bao điều hạnh phúc. Hãy nhớ rằng: “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa câu “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”


3. Một số câu có ý nghĩa tương đương

- “Ở hiền gặp lành”

- “Gieo gió, gặt bão”

- “Đời cha ăn mặn đời con khát nước",…

-------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về Ý nghĩa của câu “Gieo nhân nào gặt quả ấy”? Hi vọng thông qua bài viết trên bạn sẽ hiểu câu nói “gieo nhân nào gặt quả ấy” sâu sắc hơn. Chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/09/2022 - Cập nhật : 10/09/2022