Câu hỏi: Chọn đáp án đúng cho vị trí điền khuyết (...)
Khác với (…) về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường, (…) là những nguy cơ dễ dàng nhận thấy bằng quan sát, bằng đo lường và những phân tích của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường TH.
Đáp án:
Nguy cơ tiềm ẩn - Nguy cơ hiện hữu
Tìm hiểu thêm về bạo lực học đường
Khái niệm bạo lực học đường
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường. Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những người chịu những trận đòn đó, bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai cũng sợ phải đến trường.
Tình trạng bạo lực học đường của nước ta hiện nay
Tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam cũng đang rất phổ biến và diễn biến vô cùng phức tạp. Nó đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Mỗi ngày đều có những vụ ẩu đả, đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học hay những bài đăng chửi bới xúc phạm và uy hiếp nhau trên mạng xã hội...
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau chỉ trong một năm học. Đây là một con số đáng báo động và cần được chú ý quan tâm. Cũng với một số thống kê khác ước tính rằng ở Việt Nam cứ khoảng 5.200 học sinh thì sẽ có một vụ đánh nhau và cứ 11.000 học sinh thì có một học sinh bị đình chỉ học tập vì lý do đánh nhau. Qua đó, ta có thể thấy rằng, tình trạng trên đang là vấn đề vô cùng nhức nhối nhức nhối và có mức độ gia tăng mỗi ngày, hậu quả của nó ngày càng không thể đoán trước được điều gì.
Đáng buồn hơn đó là còn có trường hợp bị nhà trường hay bản thân học sinh giấu đi nhằm giữ thanh danh và thể diện cho nhà trường. Mặc dù vậy, bạo hành học đường không chỉ được thể hiện ở ẩu đả, đánh nhau, mà nó cũng bao gồm cả sự bạo hành về mặt tinh thần. Một số học sinh còn bị tấn công về mặt tinh thần, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các em.
>>> Tham khảo: