logo

Chọn đáp án đúng cho vị trí điền khuyết(...) Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập

icon_facebook

Câu hỏi: Chọn đáp án đúng cho vị trí điền khuyết (...)

Theo Nghị định 80/2017/NĐ - CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ: “Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về (…) của học sinh xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.”

Trả lời: 

Thể chất, tinh thần

* Phân loại hành vi bạo lực học đường

Bạo hành học đường cũng tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhiều nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Bao gồm:

- Bạo lực về thể chất: Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, trấn lột, đổ đồ ăn lên người…

- Bạo lực bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.

- Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.

- Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.

* Biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường

Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với những bạn trẻ có hành vi sai trái... chỉ mới là sự tiếp cận phần ngọn của vấn đề. Mục tiêu cốt lõi là cần phòng tránh, ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn trong tương lai.

Muốn làm được điều đó, gia đình phải là nơi an toàn, đáng tin cậy, sẵn sàng lắng nghe và phát hiện những dấu hiệu bất thường từ con em, đưa ra những phân tích đúng sai để con em có được giải pháp hợp tình, hợp lý khi gặp mâu thuẫn, bức xúc.

Chọn đáp án đúng cho vị trí điền khuyết(...)

Về phía nhà trường, đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường, quan sát, nắm bắt và tháo gỡ những vướng mắc từ khi vừa manh nha, tạo những chuyển biến tích cực, gắn bó trong mối quan hệ thầy - trò, xây dựng những điển hình tốt để học sinh học hỏi, noi theo.

Điều quan trọng hàng đầu là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc xử lý bạo lực học đường. Vai trò của người lớn thể hiện ở nhiều hoạt động: phòng ngừa, can thiệp sớm, hạn chế nguy cơ bị bạo lực, xâm hại của tuổi học trò. Phải xem trọng việc giáo dục đạo đức, tôn vinh và lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn, giáo dục cách ứng xử văn minh, giải quyết vấn đề khi gặp mâu thuẫn cho các em.

Thiết lập một cơ chế, quy trình giải quyết, rút kinh nghiệm mỗi khi có bạo lực học đường. Đồng thời, đừng lơ là việc trang bị kỹ năng sống, cách thức ứng phó với các tình huống rủi ro, nguy hiểm, nâng cao nhận thức về pháp luật cho bạn trẻ. Mạng xã hội lẫn lộn đủ nội dung tốt - xấu, hãy chú ý bồi dưỡng bản lĩnh cho trẻ từ khi mới tập tành gia nhập thế giới ảo, để không bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực, sai trái.

>>> Tham khảo: Đáp án Module 7 Tiểu học

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads