logo

Những tổ chức nào cần phải tham gia vào các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường?

Câu hỏi: Những tổ chức nào cần phải tham gia vào các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường?

Trả lời: 

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức công đoàn nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.

* Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

Nguyên nhân đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp nhau đồ đạc, nói xấu nhau, tung ảnh của nhau trên mạng xã hội, hiểu nhầm nhau, đọc trộm tin nhắn của nhau cũng dẫn tới bạo lực... Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ những bất ổn tâm lí trong gia đình. Một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau thậm chí chúng thường xuyên bị đánh đập cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực. Trong thời đại cách mạng 4.0, các em bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực từ mạng xã hội. Mạng xã hội vô tình đã định hướng ngôn ngữ và hành vi của bản thân các em

* Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Bạo lực học đường hiện nay trở thành một vấn nạn nhức nhối đối với giáo dục. Một số vụ việc cho thấy sự bất lực của nhà trường, gia đình trước vấn nạn này.  Nhiều ý kiến cho rằng, vì các hình thức kỷ luật mức độ răn đe thấp, cho nên dẫn đến nhiều học sinh xem thường kỷ luật nhà trường, do đó các hành vi sai phạm lặp đi, lặp lại nhiều lần. Có nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không được bảo vệ kịp thời đã bỏ học. Thậm chí, nhiều học sinh bị trầm cảm, chán học

Để chủ động bảo vệ học sinh và phòng chống bạo lực trong học đường cần thực hiện một số giải pháp trong tâm sau:

Một là, nhà trường cần có biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của các em học sinh về hành động, hậu quả của hành động bạo lực. Với những học sinh cá biệt, có biểu hiện “đầu gấu” thì phải khoanh vùng, phối hợp cùng gia đình uốn nắn, giúp đỡ các em, lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi lành mạnh làm cho các em đỡ nhàm chán.

Hai là, các gia đình cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ, cần quan tâm tìm hiểu xem trẻ nghĩ gì, cần gì, xử sự như thế nào với bạn bè; cha mẹ hãy là bạn đồng hành với con cái, không nên tạo cho con cái một vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời, hưởng thụ; cần có thái độ phê phán, lên án những hành vi thô bạo và có những biện pháp xử lý có tính chất răn đe để làm gương cho người khác.

Ba là, nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. 

Bốn là, cả hệ thống chính trị cần nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình trong giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, phát huy hết vai trò của mình trong công tác phòng ngừa tình hình bạo lực học đường.

>>> Tham khảo: Trắc nghiệm: Module 7 tiểu học có đáp án

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022