Đối với dưa chua lên men, hãy lựa chọn những loại thực phẩm lên men tự nhiên, hoặc tự làm là tốt nhất. Vậy, những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả muối dưa chua đã thành công? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!
(1) Ăn có vị chua, giòn; (2) Mùi thơm đặc trưng; (3) Sủi bọt nhiều;
(4) Nước có màu đục; (5) Có vị chua nhẹ;
A. (1), (2), (4).
B. (1), (2), (5).
C. (1), (3), (5).
D. (3), (4), (5).
Đáp án đúng: B. (1), (2), (5).
Những biểu hiện sau đây chứng tỏ kết quả muối dưa chua đã thành công: Ăn có vị chua, giòn; mùi thơm đặc trưng và có vị chua nhẹ. Dưa muối là món ăn kèm dân dã, quen thuộc thường xuất hiện trong mâm cơm người Việt. Không chỉ làm tăng hương vị và chất lượng của bữa ăn, dưa muối còn có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe.
Dưa cải chua
Dưa cải chua rất thông dụng trong bữa ăn hàng ngày, không những thế bạn có thể dùng chúng để kho thịt, cá hay nấu canh, ăn kèm với cơm trắng, thịt kho tàu, thịt quay kho cũng rất ngon.
Dưa chuột muối chua
Dưa chuột hay còn gọi là dưa bao tử đem đi muối chua hay dưa leo muối, ăn kèm với thịt đông hay thịt kho tàu thì còn gì bằng.
Kim chi cải thảo
Không chỉ là món truyền thống của Hàn Quốc, kim chi cải thảo cũng rất thông dụng tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm mua kim chi tại các cửa hàng, siêu thị lớn.
Với món kim chi cải thảo nếu thích vị chua bạn có thể đặt ở nhiệt độ phòng 1 ngày, bạn cũng có thể ăn ngay nếu thích cải thảo còn vị hăng nhẹ.
Với kim chi cải thảo bạn có thể dùng nấu canh, ăn kèm các món thịt nướng, hay cơm trắng đều ngon.
Dưa hường muối chua
Dưa hường là một nguyên liệu quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Ngoài việc dùng để chế biến các món xào, kho bạn có thể dùng dưa hường để muối chua. Bạn chỉ cần rửa sạch và cho vào ngâm cùng với hỗn hợp nước và muối là đã có ngay món dưa hường muối chua. Dưa hường sau khi muối sẽ trở vàng có vị thơm đặc trưng, vị chua nhẹ cùng cái dai giòn vừa phải, ăn kèm cơm trắng chấm cùng một chút tương là ngon hết mức.
Rau muống chua ngọt
Rau muống chua ngọt giòn rụm dễ ăn, bắt vị nên được khá nhiều người ưa chuộng ăn kèm với những món chiên xào nhiều dầu mỡ như thịt chiên, bánh tét chiên,...
Hành, kiệu muối
Hành, kiệu có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc. Tác dụng phát tán giải cảm, ôn trung, thông dương, hoạt huyết, giải được chứng uất. Khi lên men làm mất vị cay, loại bỏ tính phát tán mà giữ lại tính tiêu thực, ôn trung, giải uất. Vì vậy hành kiệu muối rất hợp ăn với món thịt mỡ hay thịt quay.
Nhút (mít muối chua)
Mít có tác dụng bổ tỳ, ích khí, giải phiền, tăng tiết sữa. Nhút mít là món đặc sản của xứ Nghệ, có thể chế biến thành nhiều món ngon như nộm nhút mít, nhút xào, nhút nấu can chua, nhút nấu canh lạc.
Để muối dưa ngon lưu ý canh lượng muối, đường vừa đủ. Nếu cho không đủ muối dưa sẽ không lên men được. Còn cho dư muối, đường dưa bị mặn hoặc ngọt quá rất khó ăn.
Dùng nước ấm muối dưa, dưa sẽ chua nhanh hơn. Cũng có thể đem hũ dưa phơi ngoài nắng dưa sẽ nhanh lên men hơn.
Để dưa muối không bị nổi bọt trắng trong quá trình lên men, nên tiệt trùng hũ đựng bằng nước sôi và lau thật khô trước khi cho dưa chua vào.
Nên dùng miếng nhựa chắn dưa muối (hoặc que tre) đè lên để phần cải ngập trong nước muối như vậy cải sẽ được lên men đều.
Khi ăn bạn nên sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa ra, tránh khuấy trộn vì dưa sẽ tạo bọt trắng nhanh hỏng.
Nếu sử dụng không hết có thể để hũ dưa muối vào ngăn mát tủ lạnh để giảm tốc độ lên men của dưa muối.
>>> Tham khảo: Có người cho rằng không có tay muối dưa nên dưa dễ bị khú ý kiến của em thế nào?