Pipet (Pipette) hay ống hút là loại dụng cụ thí nghiệm được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học và y học, dùng để hút các loại hóa chất, bệnh phẩm, các loại dung dịch,…Vậy, vai trò của pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!
A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.
B. Dùng cấy vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.
C. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
D. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.
Đáp án đúng: A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.
Vai trò của pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật: dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng. Pipette thuỷ tinh dạng thẳng ứng dụng trong việc hút dung dịch. Có cấu tạo là một ống thủy tinh thẳng rỗng ruột. Pipette thẳng có thể tích chính xác được khắc trên đầu pipette, trên thân pipette có vạch chia ghi chi tiết từng nấc dung tích.
Chiếc pipet thí nghiệm đầu tiên được làm bằng thủy tinh, ví dụ như pipet Pasteur. Hầu hết các pipet khác cũng có chất liệu là thủy tinh, tuy nhiên vẫn có một số được làm từ nhựa, có thể bóp. Chúng được sử dụng với những thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.
Năm 1957, tiến sĩ Heinrich Schnitger phát minh ra chiếc micropipet đầu tiên và đến năm 1961 thì đưa vào sản xuất thương mại. Sau đó, Wisconsin hợp tác với Warren Gilson và Henry Lardy để sáng chế ra micropipet có thể điều chỉnh.
Pipet (Pipette) hay ống hút là loại dụng cụ thí nghiệm được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học và y học, dùng để hút các loại hóa chất, bệnh phẩm, các loại dung dịch,… Hiện nay, trong phòng thí nghiệm có nhiều loại Pipet với độ chính xác khác nhau.
Pipette thủy tinh Pasteur không chia vạch
Pipet được làm từ thủy tinh, sử dụng nhiệt để hàn kín phần đầu, dùng để chuyển các lượng nhỏ chất lỏng, không chia vạch hoặc chuẩn độ theo thể tích cụ thể. Bầu pipet tách rời thân. Loại này còn được gọi là pipet nhỏ giọt. Để có thể sử dụng pipet, cần bẻ gãy phần đầu bị hàn kín lại này bằng kẹp để đảm bảo an toàn. Sau đó nối pipet này với quả bóp cao su hoặc trợ pipet để sử dụng.
Pipette chia vạch bằng nhựa hoặc thủy tinh
Pipet chia vạch hay Pipet chia độ là ống dài có dãy vạch mức với các thể tích khác nhau đã hiệu chuẩn. Loại pipet này cần nguồn chân không. Ban đầu, người ta phải dùng miệng để hút. Một số loại pipet có hai bầu nằm giữa miệng hút và vạch mức dung dịch để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Pipette bán tự động
Pipet bán tự động có 2 loại là loại cố định 1 thể tích nhất định và không cố định thể tích hút mà ta có thể điều chỉnh lượng hút bằng cách vặn núm điều chỉnh về lượng hút cần dùng.
Cẩn trọng khi hút chất lỏng là dung môi hữu cơ.
Không để gần các nguồn nhiệt như đèn cồn.
Không hấp khử trùng
Chỉ sử dụng một lần đầu tip của micropipet. Tiệt trùng các tip này bằng hấp khử trùng.
Nên kiểm tra hiệu chuẩn tối thiểu 6 tháng một lần nếu thường xuyên sử dụng. Đối với các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, pipet cần được hiệu chỉnh 3 tháng một lần còn với lĩnh vực pháp y là hiệu chuẩn hàng tháng.
Các pipet thường được cất giữ theo chiều dọc trên giá đỡ pipet. Đối với pipet điện tử, chân đế có thể sạc pin cho chúng. Các loại giá đỡ pipet tiên tiến thông minh nhất còn có thể điều khiển trực tiếp các pipet điện tử.
>>> Tham khảo: Tổng hợp polysaccharide có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật?