logo

Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì?

icon_facebook

Sát khuẩn (khử khuẩn) là phương pháp làm sạch và tiêu diệt các vi sinh vật có hại bám trên các đồ vật hay trên cơ thể người. Vậy, người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì?

A. Co nguyên sinh, tế bào mất nước, không phân chia được.

B. Trương nước, làm tế bào vi khuẩn vỡ ra và chết.

C. Đông đặc protein có trong tế bào vi khuẩn.

D. Màng lipid bị phá vỡ, tế bào vi khuẩn sẽ bị chết.

Đáp án đúng: A. Co nguyên sinh, tế bào mất nước, không phân chia được.


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án A

Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng co nguyên sinh, tế bào mất nước, không phân chia được. Co nguyên sinh chỉ xảy ra trong những điều kiện cực kì khắc nghiệt - nói đúng ra nó rất hiếm khi xảy ra trong tự nhiên. Việc co nguyên sinh được tiến hành theo phương pháp nhân tạo trong phòng thí nghiệm bằng cách đặt tế bào trong một dung dịch ưu trương (có nồng độ muối hay đường cao) để gây ra tình trạng thấm lọc ra ngoài của tế bào.


- Khái quát về phương pháp sát khuẩn

Sát khuẩn (khử khuẩn) là phương pháp làm sạch và tiêu diệt các vi sinh vật có hại bám trên các đồ vật hay trên cơ thể người. Phương pháp này giúp loại bỏ mọi vi sinh vật gây bệnh. Ngoại trừ nha bào là không thể tiêu diệt được hoàn toàn bằng phương pháp này.

Tùy theo mức độ, sát khuẩn được chia làm các 3 mức độ chính:

+ Sát khuẩn ở mức độ thấp đối với các trường hợp vật dụng cần khử khuẩn là các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với các chất thải có nguy cơ lây bệnh. Trường hợp này sẽ tiêu diệt được một số loại vi khuẩn và virus gây hại. 

+ Sát khuẩn ở mức độ trung bình là trường hợp khử khuẩn các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh như ống nghe, bát đĩa, nhiệt kế…Trường hợp khử khuẩn này sẽ tiêu diệt được mycobacteria. 

+ Sát khuẩn ở mức độ cao sẽ được áp dụng với các trường hợp khử khuẩn ống soi mềm, đèn soi thanh quản hay ống nội soi khí quản, thanh quản và ống thông dạ dày. Thông thường khi muốn khử khuẩn các vật dụng này ở mức độ cao thì cách làm hay được thực hiện nhất đó chính là đun sôi các dụng cụ này lên hoặc có thể sử dụng hóa chất để khử khuẩn trực tiếp các vi sinh vật gây hại. 

Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì?

- Tìm hiểu về khái niệm co nguyên sinh

Co nguyên sinh là một quá trình diễn ra trong tế bào thực vật, trong đó tế bào chất bị co rút lại và tách khỏi thành tế bào thông qua quá trình thẩm thấu. Quá trình ngược lại của co nguyên sinh,là phản co nguyên sinh, xảy ra khi tế bào ở trong môi trường nhược trương, tức áp suất thẩm thấu của môi trường ngoài thấp hơn bên trong tế bào và điều này khiến nước thấm từ ngoài vào trong tế bào. Thông qua việc quan sát sự co và phản co nguyên sinh thì có thể xác định được tính ưu trương hay nhược trương của tế bào của môi trường tế bào cũng như mức độ dung môi thẩm thấu qua màng tế bào.

Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương ,nước thấm từ tế bào ra ngoài làm tế bào mất nước, chất nguyên sinh co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào gây ra hiện tượng co nguyên sinh 

Có hai dạng co nguyên sinh nếu xét theo bề mặt khoảng không giữa màng tế bào và vách tế bào, đó là co nguyên sinh lồi và co nguyên sinh lõm. Co nguyên sinh lõm thường có thể bị đảo ngược nếu như tế bào được đặt trở lại trong môi trường nhược trương, còn đối với co nguyên sinh lồi thì chuyện này là không thể - nguyên do là khi ở trong tình trạng co nguyên sinh lồi thì tế bào đã co rút vì mất nước quá lâu và vì vậy phục hồi là chuyện không thể.

>>> Tham khảo: Hãy kể tên các chất sát khuẩn thường được dùng trong gia đình và trường học. Xà phòng có phải chất sát khuẩn không?

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 31/07/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads