Hướng dẫn Giải Toán 11 Kết nối tri thức Bài 7: Cấp số nhân ngắn gọn kèm lời giải và đáp án chi tiết bám sát nội
dung chương trình Sách mới.
Hoạt động 1: Nhận biết cấp số nhân
Cho dãy số (un) với un = 3.2n
a) Viết năm số hạng đầu của dãy số này
b) Dự đoán hệ thức truy hồi liên hệ giữa un và un−1
Lời giải:
a) u1 = 6
u2 = 12
u3 = 24
u4 = 48
u5 = 96
b) Dự đoán hệ thức truy hồi liên hệ giữa un và un−1
un = un−1.q với n ≥ 2.
Câu hỏi: Dãy số không đổi a, a, a, ... có phải là một cấp số nhân không?
Lời giải:
Ta thấy tỉ số của các số hạng là a/a = 1,∀ n ≥ 2.
Như vậy, dãy số không đổi a,a, a,... là một cấp số nhân.
Luyện tập 1: Cho dãy số (un) với un = 2.5n. Chứng minh rằng dãy số này là một cấp số nhân. Xác định số hạng
đầu và công bội của nó.
Lời giải:
un/un−1 = 2.5n /2.5n−1
= 51 = 5 ∀ x ≥ 2
=> un = 5un−1
Vậy (un) là một cấp số nhân với u1 = 10 và công bội q = 5
Hoạt động 2: Công thức số hạng tổng quát của cấp số nhân
Cho cấp số nhân (un) với số hạng đầu u1 và công bội q
a) Tính các số hạng u2, u3, u4, u5 theo u1 và q
b) Dự đoán công thức tính số hạng thứ n theo u1 và q
Lời giải:
a) u2 = u1q;
u3 = u2q;
u4 = u3q;
u5 = u4q
b) un = u1.qn−1
Luyện tập 2: Trong một lọ nuôi cấy vi khuẩn, ban đầu có 5000 con vi khuẩn và số lượng vi khuẩn tăng lên thêm
8% mỗi giờ. Hỏi sau 5 giờ thì số lượng vi khuẩn là bao nhiêu?
Lời giải:
Số lượng vi khuẩn sau mỗi giờ tạo thành cấp số nhân với u1 = 5000, q = 1,08.
Suy ra công thức số hạng tổng quát: un = 5000.1,08n−1.
Vậy sau 5 giờ thì số lượng vi khuẩn là: u5 = 5000.1,085−1 = 6802,44.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính tổng n số hạng đầu của cấp số nhân
Cho cấp số nhân (un) với số hạng đầu u1 = a và công bội q ≠ 1
Để tính tổng của n số hạng đầu
Sn = u1 + u2+...+ un−1 + un
thực hiện lần lượt các yêu cầu sau
a) Biểu diễn mỗi số hạng trong tổng trên theo u1 và q để biểu thức tính tổng Sn chỉ chứa u1 và q
b) Từ kết quả phần a, nhân cả hai vế với q để được biểu thức tính tích q.Sn chỉ chứa u1 và q
c) Trừ từng vế hai đẳng thức nhận được ở a và b và giản ước các số hạng đồng dạng để tính (1 − q)Sn theo u1 và
q. Từ đó suy ra công thức Sn
Lời giải:
a) Ta có: u2 = u1.q
un−1 = u1.q(n−1)−1
= u1.qn−2;
un = u1.qun−1
=> Sn = u1 + u2 +...+ un−1 + un
= u1 + u1.q +... + u1.qn−2 + u1.qn−1 (1)
b) q.Sn = q(u1 + u1.q +...+ u1.qn−2 + u1.qn−1)
= qu1 + u1q2 +...+ u1qn−1 + u1qn (2)
c) Sn − qSn = (u1 + u1q +...+ u1qn−2 + u1qn−1) − (qu1 + u1q2 +...+ u1qn−1 + u1qn)
(1 − q)Sn = u1 − u1qn
Sn = u1(1−qn)/1−q
Câu hỏi: Nếu cấp số nhân có công bội q = 1 thì tổng n số hạng đầu Sn của nó bằng bao nhiêu
Lời giải:
Dãy cấp số nhân có công bội q = 1 chính là dãy số không đổi. Gọi số hạng của dãy là a
Tổng n số hạng đầu Sn = an
Vận dụng: Một nhà máy tuyển thêm công nhân vào làm việc trong thời hạn ba năm và đưa ra hai phương án lựa chọn về lương như sau:
- Phương án 1: Lương tháng khởi điểm là 5 triệu đồng và sau mỗi quý, lương tháng sẽ tăng thêm 500 nghìn đồng.
- Phương án 2: Lương tháng khởi điểm là 5 triệu đồng và sau mỗi quý, lương tháng tăng thêm 5%
Với phương án nào thì tổng lương nhận được sau ba năm làm việc của người nông dân sẽ lớn hơn?
Lời giải:
Phương án 1, tiền lương mỗi quý sẽ tạo thành cấp số nhân với u1 = 5.3 = 15, công sai d = 0,5.3 = ,5
Công thức tổng quát là: un = 15 + 1,5(n − 1)
Sau 3 năm làm việc lương của người nông dân là: 12/2[2.15 + (12 − 1).1,5] = 279 (triệu đồng)
Phương án 2, tiền lương mỗi quý sẽ tạo thành cấp số nhân với u1 = 5.3 = 15, công bội q = 1,05
Công thức tổng quát là: un = 15.1,05n−1
Sau 3 năm làm việc lương của người nông dân là: 15(1 − 1.0512)/1 − 1.05 = 238.76 (triệu đồng)
Vậy theo phương án 1 thì tổng lương nhận được của người nông dân là cao hơn.