logo

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ khổ 2 bài Hạt gạo làng ta

Những bài thơ cách mạng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ý nghĩa sâu bên trong đó. Bài Hạt gạo làng ta chính là bài thơ như vậy, đã khắc họa hình ảnh người nông dân tăng gia sản xuất trong kháng chiến. Dưới đây là một số mẫu viết đoạn văn cảm nghĩ khổ 2 bài Hạt gạo làng ta Toploigiai mang tới cho các bạn, mời các bạn cùng tham khảo.


Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ khổ 2 bài Hạt gạo làng ta - Mẫu 1

Trong nền văn thơ Việt Nam, Trần Đăng Khoa là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của dòng thơ cách mạng da diết và đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho văn học Việt Nam, nổi bật trong đó là bài thơ Hạt gạo làng ta, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Bài thơ Hạt gạo làng ta mang những cảm xúc mới lạ, da diết, đâu đó có vẻ mộc mạc và đậm chất Việt Nam được tác giả khắc họa, hạt gạo được tạo ra trên cánh đồng bởi những người nông dân qua nhiều những công đoạn và hoàn cảnh khác nhau của cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Đặc biệt là ở khổ thơ thứ 2 đã giúp ta hiểu hơn về những khó khăn khi làm ra hạt gạo của người nông dân. Hạt gạo đã trải qua những thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên, có mưa, bão đã gây thiệt hại rất lớn tới mùa vụ của người nông dân. Có thể nói thời tiết đã quyết định rất lớn đến sự phát triển của cây lúa. Như vậy, chúng ta càng thấy phải biết quý trọng hạt gạo, những người nông dân cũng đã trải qua nhiều những khó khăn, bao nhiêu giọt mồ hôi rơi, những vất vả của công việc làm ruộng trồng lúa, đó là nét đẹp đã trở thành truyền thống của người Việt Nam chăm chỉ và cần cù để tạo ra hạt gạo phục vụ đời sống con người. Khổ thơ đã khắc họa những khó khăn để tạo ra cây lúa, từ đó con người cần biết yêu thương và quý trọng cây lúa, đó cũng chính là quý trong công sức của những người nông dân đã chăm chỉ làm việc không ngừng nghỉ để góp công sức phát triển quê hương đất nước, giữ gìn truyền thống dân tộc. Bản thân là thế hệ trẻ phải ý thức được trách nhiệm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thành công khắc họa quá trình hình thành, khó khăn và công lao khi làm ra cây lúa. 

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ khổ 2 bài Hạt gạo làng ta

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ khổ 2 bài Hạt gạo làng ta - Mẫu 2

Bài thơ Hạt gạo làng ta là tác phẩm tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam được tác giả Trần Đăng Khoa khắc họa - đó là bài thơ thuộc dòng thơ Cách mạng, mang phong cách của Trần Đăng Khoa. Bài thơ chính là những vẻ đẹp của làng quê, cánh đồng lúa Việt Nam, quá trình làm ra hạt gạo - truyền thống trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam, nó đã trở thành nét đẹp của con người nơi đây. Ở khổ thơ thứ 2 có lẽ đã trở thành ấn tượng sâu sắc đến bạn đọc bởi đã cho chúng ta thấy được những khó khăn khi hạt gạo được tạo ra đã trải qua. Để tạo ra hạt gạo chắc chắn phải nhờ đến yếu tố thời tiết, hạt gạo đã qua bao mưa, bao nắng có khi là những trận bão lớn đã ập đến, thách thức những người nông dân, qua những ngày nắng là những ngày mưa, đã trải qua luân phiên như thế. Những người nông dân phải có lòng kiên trì, vững vàng trước những yếu tố khắc nghiệt của thời tiết như vậy, người nông dân cũng phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, mưa dầm, họ không ngừng nghỉ, mải miết và chăm chỉ làm công việc của mình. Hạt gạo trải qua nhiều những khó khăn như vậy, mỗi người cần quý trọng hạt gạo, để có được hạt gạo phục vụ con người đã trải qua vô vàn những khó khăn của thời tiết, của giống và công sức của người nông dân. Những người nông dân đã đóng góp công sức của mình cho sự phát triển của đất nước, bản thân mỗi người cũng cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ đất nước. Bài thơ Hạt gạo làng ta là một tác phẩm tuyệt vời cả về nội dung và ý nghĩa đã được tài năng của tác giả khắc họa chân thực và rõ nét để người đọc cảm nhận được cái hay và ý nghĩa nhân văn sâu sắc bên trong. 

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu Viết đoạn văn cảm nghĩ khổ 2 bài Hạt gạo làng ta do Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 17/11/2022 - Cập nhật : 04/09/2023

Tham khảo các bài học khác