logo

Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động

Chuyện Người con gái Nam Xương chính là tác phẩm tiêu biểu diễn tả lại thực trạng của số phận người phụ nữ trong thời đại phong kiến thời xưa. Đó là sự bi kịch, sự khinh bỉ, không có tiếng nói hay chỗ đứng trong xã hội thời bấy giờ. Và đến cuối cùng họ luôn phải chịu thiệt thòi hay là sự oan ức đến mức phải từ bỏ cuộc sống đau khổ đó.


Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động - Mẫu 1

Kết thúc truyện Người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ không phải là một cái kết đẹp nhưng lại rất hợp lý. Kết cục ấy được viết lên để thể hiện rõ được bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Vũ Nương được giải oan khuất, nhưng lại mãi mãi chẳng thể quay lại nhân gian đoàn tụ với con. Cuộc sống của nàng sẽ chẳng thể nào được hạnh phúc như ban đầu, mà tấn bi kịch ấy đều bắt nguồn từ sự mù quáng của người chồng bên gối. Vốn dĩ, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đã chẳng bằng ai, nàng lại mang tiếng oan nên không được xã hội dung thứ. Đó là một thảm kịch của người con gái, bởi những thứ không có thực mà chịu cảnh đau thương. Nhưng mấy ai hiểu được, người chồng sau này có hối hận và chìm vào tự trách? Chúng ta chẳng thể nào biết được. 


Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động - Mẫu 2

Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động

Kết cục của truyện Chuyện người con gái Nam Xương được Nguyễn Dữ viết nên vô cùng đau thương. Vũ Nương gieo mình xuống sông, cuối cùng khi chết đi mới được giải niềm oan khuất. Vì tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa, người con gái không có tiếng nói và bị coi khinh. Cái chết của Vũ Nương được minh oan, nhưng lại không đả động được hệ thống xã hội đã ăn sâu vào trong tâm trí người dân. Vậy nên việc đẩy Vũ Nương vào cái chết tuy là sai, nhưng lại hợp lý khi xã hội ấy không thể dung thứ và người phụ nữ cũng chẳng chịu nổi những lời đàm tiếu. Chỉ tiếc cho những số phận những người như Vũ Nương, chịu đủ những bất công trên đời, cuối cùng lưng gánh tội mà ra đi. Lỗi này có thể đổ cho ai được, chỉ trách xã hội bấy giờ quá bất công với những người phụ nữ yếu đuối. 


Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động - Mẫu 3

Cái kết của Chuyện người con gái Nam Xương là hình ảnh khắc sâu vào ấn tượng người đọc, hình Vũ Nương oan ức gieo mình xuống dòng sông. Đàn giải oan được Trương Sinh lập nên, gọi hồn người vợ quá cố trở về. Nhưng người đã mất, há có thể quay lại. Vậy là, người ở lại ôm tiếc nuối và ân hận, người ra đi đau khổ và lìa xa hạnh phúc dương thế. Đến cuối cùng, ta chẳng thể phân biệt được ai là người tội lỗi, ai là người bất hạnh. Phải chăng là do xã hội phong kiến với những định kiến quá khắc nghiệt với người phụ nữ? Vương Sinh chính là đại diện cho những người nam giới gia trưởng, độc đoán, luôn tự cho mình là đúng. Vũ Nương thể hiện nét đẹp của những người phụ nữ đức hạnh, xinh đẹp. Hai người đại diện cho hai thái cực trái ngược nhau, phản ánh tính chất của xã hội phong kiến, một nơi mà người phụ nữ bị rẻ rúng. 

Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động

Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động - Mẫu 4

Cái kết của Chuyện người con gái Nam Xương đã phản ánh khát khao của những người dân trong xã hội phong kiến. Họ đã ý thức được tính ác liệt của xã hội nhắm vào người phụ nữ, nhưng lại không thể thay đổi được. Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan, trả lại trong sạch nhưng tất cả đã quá muộn. Tính bi kịch được thể hiện trong truyện khiến cho nhiều người phải đồng cảm với những hoàn cảnh ngang trái của người phụ nữ. Mặc dù tại thủy cung, Vũ Nương sẽ bắt đầu một cuộc sống mới nhưng thực ra, cái gọi là cuộc sống mới đó thực chất vẫn chỉ là tưởng tượng của người dân. Vũ Nương vẫn đã rời khỏi hạnh phúc nơi thế gian, xa đứa con thơ của mình. 

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu về kết thúc chuyện Người con gái Nam Xương trong đoạn có sử dụng câu bị động do Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 17/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023