logo

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Phượng của Tế Hanh

Bài thơ Phượng của tác giả Tế Hanh là một tác phẩm nổi bật trong nền văn học Việt Nam, cảnh thiên nhiên thơ mộng đậm chất trữ tình được nhà thơ khắc họa rõ nét và chân thực qua hồn thơ của mình. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về bài thơ Phượng của Tế Hanh nhé!


Dàn ý viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Phượng của Tế Hanh

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tế Hanh và bài thơ Phượng.

Thân bài

- Khái quát về nhan đề tác phẩm và nội dung bài thơ Phượng.

- Vẻ đẹp của hoa phượng được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? 

- Thông qua hình ảnh hoa phượng trong bài, tác giả muốn ám chỉ đến sự việc, hiện tượng nào trong thực tế?

- Những nét nghệ thuật đặc sắc được tác giải sử dụng.

Kết bài

- Khái quát lại vẻ đẹp của hoa phượng và sự thành công của bài thơ. 

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Phượng của Tế Hanh

Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Phượng của Tế Hanh

Trong văn chương, có rất nhiều đề tài được các nhà thơ sử dụng, trong đó thiên nhiên chính là một nguồn cảm hứng bất tận nhất. Hoa phượng cũng là một chủ đề thuộc thiên nhiên rộng lớn, được dùng làm hình ảnh và chủ đề trong rất nhiều bài thơ. Có thể kể đến chính là bài thơ Phượng của Tế Hanh. Đây là một bài thơ rất đặc sắc, bởi không đi theo lối mòn khi tả hoa phượng, tác giả đã khai thác một vẻ đẹp của hoa phượng ở một vị trí rất khác.

Phượng, nhan đề của tác phẩm rất ngắn gọn, nhiều người còn cho rằng nó quá ngắn và không thể nói lên được ẩn ý gì qua đó. Nhưng đúng ra phải vậy, bởi không sử dụng hình ảnh hoa phượng để ám chỉ quá nhiều, điều Tế Hanh đặt làm chính ở bài thơ này chỉ đơn thuần là vẻ đẹp của hoa phượng. Đến tận những câu cuối cùng của tác phẩm, hình ảnh con người mới xuất hiện, nhưng lại để cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của đoá hoa đỏ tươi này. Bình thường, người ta thường gắn hình ảnh hoa phượng với mùa hè, với mùa bế giảng của học sinh. Trong bài thơ này, tác giả lại lấy phượng làm chính, so sánh với tâm hồn con người.

Ngay đầu tiên, tác giả đã dùng những từ ngữ đẹp đẽ nhất dành cho hoa phượng. Những từ như lưu ly, chất ngọc là những đồ vật quý, lại được tác giả sử dụng để ví von với hoa phượng. Cánh hoa tác giả không nêu rõ màu sắc, nhưng người đọc lại cảm nhận được ngay đó là màu đỏ, hừng hực đỏ rực rỡ:

“Lưu ly chất ngọc đọng màu bông

Cánh rực hừng theo trận gió nồng”.

Phượng được so sánh như cây đuốc sáng, hừng hực tỏa sáng so ra chẳng kém ánh mặt trời chói lọi trên cao. Phượng cũng được tác giả xem là linh hồn của mùa hạ, vì nhắc đến phượng, mấy ai mà không nghĩ tới mùa hạ? Cả quãng đường ngắn ngủi của hoa phượng, nó dành tất cả thời gian để gom nắng vàng. Từ đó, phượng lại càng thêm sáng chói và rạng ngời. Những giây phút đứng dưới ánh nắng ấy, chẳng biết ai là người rực rỡ hơn. 

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Phượng của Tế Hanh

“Phung phí tình yêu quá mực thường

Sống thời hoàng tử, chết quân vương

Nguy nga cây nở bừng son thắm

Lộng lẫy hoa rơi sắc ngợp đường.”

Trong đoạn văn tiếp theo, Tế Hanh lại dùng những hình ảnh đối lập tạo nên những hình ảnh màu sắc khác biệt. Câu thơ sống và chết đối lập nhau, nhưng cuộc đời của hoàng tử và quân vương lại cao quý như nhau. Đời hoàng tử được người chiều chuộng, cái chết của quân vương kiêu hãnh và được người tưởng niệm. Đây là một cách sống có thể nói là hiếm hoi người có được, nhưng cánh hoa phượng mỏng manh ấy lại làm được. 

“Ta đứng trên cao gió lộng bày

Ngọn đèn tâm tưởng đảo điên lay

Cầu ngươi hỡi Phượng tươi như máu

Dâng sáng linh hồn cánh dợn bay”.

Đoạn cuối, hình ảnh của con người xuất hiện, đứng ngang hàng với hoa phượng. Ngọn đèn tâm tưởng ấy chính là lý tưởng của đời người, trong thời ấy chính là cái lý tưởng của người anh hùng khi đất nước chẳng vẹn toàn. Màu phượng khi ấy tuy được so sánh như màu máu, nhưng lại thực tế địa diện cho máu thực sự. Ánh sáng của màu sắc ấy thắp sáng cho lý tưởng của con người, đang hiến cho Đảng và tổ quốc. 

Tác giả đã sử dụng một loạt các từ ngữ tượng hình, những phép nghệ thuật như so sánh, nhân hoá để làm rõ vẻ đẹp của hoa phượng. Không chỉ vậy, thông qua những hình ảnh diễm lệ ấy, hình ảnh của lý tưởng con người phía sau lại càng trở nên cao thượng hơn. Vậy là, màu đỏ của hoa phượng không đơn giản mà được tác giả lồng ghép khéo léo, tránh được sự bi thương trong lời thơ. 

Phượng không còn là một hình ảnh nói về ngày kết thúc năm học hay ngày chia xa nữa, nó còn là vẻ đẹp của những lý tưởng, những hy sinh to lớn của con người trong thời giặc xâm chiếm đất nước. Màu hoa phượng rực rỡ chắc chắn sẽ là một hình ảnh khó quên của con người.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Phượng của Tế Hanh. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập và học tập thật tốt môn Tiếng Việt. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 21/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023