logo

Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?

Câu trả lời chính xác nhất: Hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng cho ta thấy: Khi làm ra trống đồng, dân tộc ta muốn thể hiện rõ ý thức làm chủ đất nước, ý thức lao động sáng tạo, ý thức hòa mình với thiên nhiên và niềm khao khát được sống hòa bình hạnh phúc.

Để hiểu rõ hơn về hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Giới thiệu về trống đồng

Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng hiện diện tại vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc, xuất hiện từ thời đại đồ đồng.

Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo...Theo tín ngưỡng của người Việt thì trống đồng là một vật linh vì có vị thần tự xưng là thần trống đồng, tức thần Đồng Cổ đã giúp nhiều triều đại Việt Nam trong việc giữ nước hộ dân từ thời Vua Hùng, đến nhà Lý, nhà Trần... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến tranh khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quý, và được chôn theo khi người chủ qua đời.

Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng

Ngày nay, ngoài hàng trăm chiếc trống đồng được lưu giữ và trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương, thì dường như trống đồng đã vắng mặt trong cuộc sống đời thường kể cả những dịp hội hè, lễ tết, người ta chỉ còn gặp trống đồng ở các viện bảo tàng và các truyện cổ tích. Tuy nhiên, vùng đất Thanh Sơn miền tây của tỉnh Phú Thọ là nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội Trống đồng của dân tộc Mường với "Đâm Đuống" và "Chàm thau". Đây cũng là một trong số những vùng của Việt Nam phát hiện được nhiều trống đồng trong lòng đất nhất. Chính vì lý do đó mà gần đây Việt Nam đã khôi phục một tập tục đánh trống đồng ngày giỗ Tổ các vua Hùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Người Karenni tại Myanmar vẫn còn sử dụng trống đồng cho các nghi thức cầu mưa. Trống đồng cũng là nhạc cụ lễ nghi phổ biến trong các dân tộc Khơ Mú, Pu Péo, Lô Lô và Mường ở Việt Nam hiện nay. Trong những cộng đồng này người ta sử dụng nó với mục đích tang lễ, ngoài ra không dùng cho bất kỳ trường hợp nào khác.

>>> Tham khảo: Vì sao có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học?


2. Nguồn gốc của trống đồng

Mặc dù được phát hiện từ cách đây rất lâu nhưng nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn vẫn chưa được nhất quán. Theo đó, có 3 luồng ý kiến chính về nguồn gốc của sản vật nổi tiếng thế giới này.

Một số ý kiến cho là trống đồng xuất phát từ Vân Nam, Trung Quốc. Luồng ý kiến khác cho là trống đồng được người Việt cổ sống tại đồng bằng Bắc bộ nước ta phát minh. Nguồn tin còn lại cho rằng, đây là sản phẩm của người dân sinh sống trải dài từ Vân Nam- Trung Quốc cho đến Bắc Bộ- Việt Nam.

Trên thực tế, chúng ta có nhiều bằng chứng để chứng minh rằng, trống đồng Đông Sơn là giá trị văn hóa, lịch sử của người Việt cổ. Thật vậy, trống đồng được cho là xuất hiện gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn và 18 vị vua Hùng nước Văn Lang.

Đặc biệt nhất là dưới thời vua An Dương Vương. Thời kỳ vua trị vì cư dân sinh sống thuận hòa, an cư lạc nghiệp, giao thông thuận lợi nên rất được lòng dân. Vua An Dương Vương đã huy động được nhân lực để tạo ra chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất lịch sử. Chiếc trống đồng đó được người dân nước ta phát hiện vào năm 1990 tại tả ngạn đê sông Hồng.

>>> Tham khảo: Vì sao có thể nói quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội?


3. Họa tiết trên mặt trống đồng

Hoạ tiết trên bề mặt trống đồng chủ yếu là hoạ tiết Đông Sơn hoặc Ngọc Lũ. Đây là dòng hoạ tiết tiêu biểu nhất, đại diện cho sự tiến bộ vượt trội về thẩm mỹ và văn hoá của thời kỳ văn minh xưa, người ta vẫn lấy đó để gọi tên cho cả thời kỳ như văn hoá Đông Sơn… Từng họa tiết, từng đường nét trên mặt trống đồng đều rất sinh động và ẩn chứa sau đó là những ý nghĩa những giá trị văn hóa của thời kỳ hưng thịnh nhà nước Văn Lang.

Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng

Hình ảnh ngôi sao, con chim trên trống đồng

Hình ảnh ngôi sao trên mặt trống đồng Đông Sơn là đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn. Ngoài ra hình ảnh ngôi sao chính là bức thiên đồ cho phép xác định được các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm , kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẳn, biểu hiện cư dân thời bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm

Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.

Hình ảnh nhà sàn trên mặt trống

Họa tiết nhà sàn dân tộc trên trống đồng được sử dụng rất nhiều, với loại hình kiến trúc nhà mái cong và nhà sàn mái tròn. Hình ảnh ngôi nhà có 2 cột chống phía đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê thang lên sàn. Những ngôi nhà mái cong là nhà dân ở.

Đây cũng được coi là hoạt tiết trống đồng đơn giản mang nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, thể hiện một phần cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước sơ khai.

Hình ảnh các nhạc cụ trên trống đồng

Trống đồng Đông Sơn ở mặt trống thường khắc 2 nhạc cụ chính là kèn và trống. Hai nhạc cụ này được người dân chơi ở dịp tết, lễ hội. Trong đó có 2 loại trống:

Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống sẽ ngồi hoặc đứng ở sàn. Lúc này cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống đặt trên các chiếc giá sát đất.

Trống một người biểu diễn là người cầm trống trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.

Ngoài các họa tiết trống đồng đơn giản trên mặt trống còn khắc hoạ sinh hoạt kinh tế, trang phục, hình ảnh giã gạo, múa, các con vật như chó, gà,… Tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc ta thời xa xưa.


4. Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng

Hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng cho ta thấy: Khi làm ra trống đồng, dân tộc ta muốn thể hiện rõ ý thức làm chủ đất nước, ý thức lao động sáng tạo, ý thức hòa mình với thiên nhiên và niềm khao khát được sống hòa bình hạnh phúc.

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng. Chúng tôi hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022