logo

Vì sao có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học bởi vì: Môn khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp. Khi chúng ta áp dụng phương pháp thí nghiệm vào việc dạy các môn khoa học sẽ giúp học sinh khắc sâu được kiến thức cần nhớ; giúp giờ học sinh động, hấp dẫn gây hứng thú cho học sinh; tạo lập thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quết các công việc thực tế; học sinh trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi Vì sao có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn khoa học, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Khoa học là gì?

Khoa học trong tiếng Anh là Science. Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013), khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, qui luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp.

Ví dụ: Trước đây, người ta quan niệm rằng thực vật là những vật thể hoàn toàn không có cảm giác. Tuy nhiên, sau này, qua các cuộc thí nghiệm và nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra: thực vật là vật thể có cảm nhận. Điển hình như loài cây xấu hổ, khi con người chạm hoặc sờ nhẹ vào lá cây cũng đủ khiến những chiếc lá cụp lại.

Còn khi nhìn từ góc độ hoạt động, khoa học được hiểu là lĩnh vực hoạt động của con người, mang mục đích khám phá ra bản chất và các quy luật vận động của thế giới. Con người ứng dụng thành tựu của các ngành khoa học, sự hiểu biết cũng như những điều đã khám phá được vào các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Như vậy, hiểu theo khía cạnh này, khoa học chính là hoạt động nghiên cứu khoa học, là quá trình để tạo ra tri thức cho xã hội loài người.

Người ta vẫn nói rằng khoa học là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, làm cho con người ngày càng văn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn và vững tin hơn vào chính bản thân mình trong cuộc sống. Cụ thể những nội dung đó là:

Con người hiểu được tự nhiên, nắm được các qui luật biến đổi, chuyển hóa của vật chất, chinh phục tự nhiên theo qui luật của nó.

Con người nắm được các qui luật vận động của chính xã hội mình đang sống và vận dụng chúng để thúc đẩy xã hội ấy phát triển nhanh chóng hơn.

Con người ngày càng có ý thức, càng thận trọng hơn trong việc nhận thức khoa học: không vội vã, không ngộ nhận, không chủ quan, tiến vững chắc đến chân lí của tự nhiên.

Khoa học chân chính chống lại những quan điểm sai trái (mê tín dị đoan, phân biệt chủng tộc…).

Khoa học làm giảm nhẹ lao động của con người, cải thiện chất lượng cuộc sống.

>>> Tham khảo: Vì sao có thể nói quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội


2. Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm, hay thực nghiệm, là một bước trong phương pháp khoa học dùng để phân minh giữa mô hình khoa học hay giả thuyết. Thí nghiệm cũng được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả thuyết mới để ủng hộ chúng hay bác bỏ chúng. Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằng phương pháp khoa học để trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề.

Thí nghiệm khi được xét là một danh từ, nó bao gồm mẫu vật, dụng cụ, phòng thí nghiệm, hóa chất được cung cấp từ hiện thực khách quan.

Để nghiên cứu các sự vật hiện tượng trừu tượng, có mối liên hệ thành phần trong tổng thể phức tạp, tách ra từng đối tượng, hay quy các đối tượng nghiên cứu về trường hợp cụ thể, lý tưởng hóa các yếu tố không nghiên cứu, sau đó dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm để tạo ra môi trường phù hợp cho thí nghiệm khả thi.

Vì sao có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học?

Đặc điểm của phương pháp thí nghiệm

– Nhờ có thí nghiệm, người ta khám phá ra những thuộc tính của hiện tượng mà trong những điều kiện tự nhiên không thể khám phá được.

– Nếu như trong quan sát, chủ thể không can thiệp vào trạng thái tự nhiên của khách thể, thì trong thí nghiệm chủ thể chủ động tác động lên khách thể, thay đổi những điều kiện tồn tại tự nhiên của khách thể, buộc khách thể phải bộc lộ bản tính của mình cho chủ thể nhận thức.

Trong thí nghiệm, chủ thể vẫn tiến hành quan sát nhưng ở mức độ cao hơn.

– Thí nghiệm bao giờ cũng được tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo của một ý tưởng khoa học và trên cơ sở một lý thuyết khoa học nhất định, từ khâu lựa chọn thí nghiệm, lập kế hoạch, tiến hành thí nghiệm cho đến giải thích kết quả thí nghiệm.

– Thí nghiệm không chỉ nhằm thu thập các dữ kiện khoa học để tạo cơ sở cho sự khái quát lý luận mà còn nhằm bác bỏ hoặc nhằm chứng minh (kiểm chứng) một giả thuyết khoa học nào đó.

Trong nhận thức khoa học, giả thuyết giữ vai trò quan trọng. Có thể nói giả thuyết là một hình thức phát triển của khoa học.

Nhờ có thí nghiệm, người ta chính xác hóa, chỉnh lý các giả thuyết và lý thuyết khoa học. Thí nghiệm như một dạng cơ bản của thực tiễn, giữ vai trò là cơ sở của nhận thức khoa học và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức khoa học.

>>> Tham khảo: Vì sao có thể nói quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội


3. Vì sao có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học

Có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học bởi vì: Môn khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp. Khi chúng ta áp dụng phương pháp thí nghiệm vào việc dạy các môn khoa học sẽ giúp học sinh khắc sâu được kiến thức cần nhớ; giúp giờ học sinh động, hấp dẫn gây hứng thú cho học sinh; tạo lập thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quết các công việc thực tế; học sinh trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

---------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Vì sao có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học? Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads