Câu trả lời chính xác nhất: Có thể nói quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội Vì đối tượng học tập của các môn học này chính là các sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi, học sinh có thể tri giác được, thậm chí, tri giác một cách trực tiếp.
Để hiểu rõ hơn về câu hỏi Vì sao có thể nói quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.
Môn tự nhiên và xã hội tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5. Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho các em cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới là chương trình được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực người học.
Môn học vừa có nhiệm vụ góp phần vào việc xây dựng và phát triển các năng lực chung được quy định trong chương trìnhgiáo dục phổ thông tổng thể bao gồm năng lực giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; tự chủ và tự học, vừa có nhiệm vụ phát triển năng lực đặc thù của môn học là năng lực khoa học.
Ngoài ra, còn rất nhiều khác biệt về nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục và thực hiện chương trình, ... Chẳng hạn như trong việc thực hiện chương trình, Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội là chương trình mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình.
Chương trình mở còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.
>>> Tham khảo: Vì sao có thể nói thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học khoa học?
Tăng cường tính chủ động nhận thức của người học. Giáo dục học sinh thành những người có năng lực thực hành, có khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề.
Không phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống nhưng phải sử dụng chúng theo tinh thần mới bằng cách luôn kích thích vai trò chủ động nhận thức của học sinh.
Bổ sung các phương pháp dạy học mới như: thảo luận, điều tra, đóng vai, truyền đạt
Đổi mới phương tiện dạy học. Tận dụng không gian trong lớp học để xây dựng góc bộ môn để trưng bày các đồ dùng dạy học, các sản phẩm học tập của học sinh.
Đổi mới kiểm tra và đánh giá trong các môn về tự nhiên và xã hội. Đánh giá coi trọng thái độ và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
>>> Tham khảo: Vì sao có thể nói ở đâu có vật thể ở đó có chất
– Thuận lợi:
+ Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Tự nhiên và xã hội mới chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc (giữ lại những kiến thức căn bản cốt lõi, tinh giảm những kiến thức khó, không phù hợp,…). Thêm vào đó, đa số các giáo viên dạy môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học đã được tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trên lớp. Đó là thuận lợi cơ bản để hầu hết giáo viên trong cả nước có thể dạy được môn học.
+ Tự nhiên và xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi xung quanh. Do đó, giáo viên có thể khai thác vốn sống của học sinh ở các mức độ khác nhau giúp các em tham gia vào bài học và từng bước áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống. Giáo viên có thể khai thác điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để tổ chức cho học sinh ở mọi vùng miền của đất nước được học tập thông qua chính cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng của mình.
+ Chương trình môn Tự nhiên và xã hội là chương trình mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình. Ngoài ra, chương trình mở còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.
- Khó khăn, thách thức: Chương trình môn Tự nhiên và xã hội mới được xây dựng trên cơ sở định hướng tiếp cận năng lực, có một số nội dung kiến thức mới nên có thể giáo viên sẽ gặp một số khó khăn ban đầu. Những khó khăn, thách thức này có thể được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng và các đợt tập huấn thường xuyên và định kỳ.
>>> Tham khảo: Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng
Có thể nói quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội Vì đối tượng học tập của các môn học này chính là các sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi, học sinh có thể tri giác được, thậm chí, tri giác một cách trực tiếp.
----------------------------------
Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Vì sao có thể nói quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội? Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.