logo

Tìm các từ chứa tiếng hiền? Đặt câu với các từ có chứa tiếng hiền

Câu trả lời đúng nhất:  

Các từ chứa tiếng hiền: hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền hòa, hiền lành, hiền thảo, hiền thục, hiền từ, ngoan hiền, thảo hiền,...

Câu với các từ có chứa tiếng hiền: Hiền như bụt; Cô giáo như mẹ hiền; Ở hiền gặp lành; Hiền tài là nguyên khí của quốc gia,…

Để hiểu rõ thêm về từ chứa tiếng "hiền" mời các bạn cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


1. Hiền lành là gì?

Theo từ điển Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam thì hiền lành là: “tỏ ra rất hiền trong quan hệ đối xử với người khác, không hề có những hành động trực tiếp gây hại cho bất kỳ ai.”

Còn Đức Thánh Cha Phanxicô sáng ngày 19-02-2020, ở phần suy niệm trước 8000 tín hữu hiện diện trong đại thánh đường Phaolô VI, trong đó có một số người Việt Nam, Ngài cho biết: “Người hiền lành là người bình tĩnh, đơn giản, nhẹ nhàng, ngọt ngào, dịu dàng, lịch sự, không có bạo lực. Sự hiền dịu được thể hiện trong những khoảnh khắc xung đột, nó được nhìn thấy qua cách người ta phản ứng trước một tình huống thù địch, không cãi vã với ai, được người khác quý mến, và chiến thắng sự giận dữ”. Cũng trong phần suy niệm, Đức Thánh Cha còn cho biết thêm: “Người hiền lành không hèn nhát yếu đuối; hiền lành quy tụ, còn giận dữ chia cách; hiền lành xây dựng tình thân, chiếm được trái tim người khác”.


2. Giá Trị Của Sự Hiền Lành Trong Cuộc Sống

Hiền lành là một trong những đức tính cao quý có giá trị nhất được gia đình, xã hội cũng như tôn giáo luôn được trân trọng. Người hiền lành luôn được trọng dụng, và đem lại lợi ích cho gia đình cùng xã hội. Nhưng muốn trở nên hiền lành đòi hỏi mỗi người phải học hỏi điều ngay lẽ phải theo lương tâm và trí khôn mách bảo. Sau khi đã hiểu cặn kẽ, điều quan trọng là thực hành, sống hiền lành trong gia đình, gia tộc, làng xóm cùng xã hội. Đó, xem ra dễ về phương diện lý thuyết. Nhưng thực tế, để trở thành người hiền lành thật khó. Điều đó đòi hỏi chúng ta ngoài sự luôn học hỏi, còn cần phải quyết tâm từ bỏ tính tự cao tự đại, thói ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, và cho mình là số một, vô cảm trước nỗi đau của tha nhân…

Với người Công giáo thì cần cầu nguyện và luôn khắc ghi lời Chúa dạy:

“Hãy học cùng ta, vì ta hiền lành và khiêm nhường”


3. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác

Hiền và ác là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, tựa như bóng tối và ánh sáng. Thiện là những gì hợp với đạo đức, với công lí, là những cái ta nên làm và đem lại lợi ích chính đáng. Còn ác thì ngược lại. Ác là những gì sai trái, không nên làm và phải tránh, nếu làm sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.

Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã có thể nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua những câu chuyện cổ tích mà ông cha để lại.

Mỗi cá nhân cần triệt tiêu mầm mống của cái ác trong chính con người mình, làm những việc thiện xuất phát từ cả tấm lòng. Đôi khi thiện - ác phân minh không rõ ràng, rất cần một cái tâm và nhân lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.


4. Bài tập thực hành chủ đề: nhân hậu, hiền lành và yêu thương con người.

Bài 1: Kể tên các câu tục ngữ về đức tính hiền lành, lòng yêu thương con người

Trả lời:

- Thương người như thể thương thân.

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã

- Lá lành đùm lá rách

- Nhường cơm, sẻ áo.

- Máu chảy ruột mềm.

Bài 2: Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hòa, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.

(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết. Cột có dấu - để ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết.)

Trả lời:

Bài 3: Em hãy chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) điền vào ô trống để hoàn chỉnh các thành ngữ dưới đây ?

a) Hiền như...

b) Lành như...

c) Dữ như....

d) Thương nhau như.....

Trả lời:

a) Hiền như bụt đất

b) Lành như đất bụt

c) Dữ như cọp

d) Thương nhau như chị em ruột

-------------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Tìm các từ chứa tiếng hiền? Đặt câu với các từ có chứa tiếng hiền. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022