Đoạn trích: Kiều ở lầu ngưng bích (Vị trí, Bố cục, Nghệ thuật, Sơ đồ tư duy)
: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà (chủ quán lầu xanh) vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sau đó mụ sẽ nghĩ cách để bắt nàng phải tiếp khách làng chơi.
Dàn ý phân tích bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích
: 1. Mở bài
- Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Du: đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một cây bút xuất sắc của nền văn học
- Truyện Kiều là tác phẩm được coi là hồn dân tộc; đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ Truyện Kiều, qua đoạn trích nhà thơ đã vô cùng tinh tế và sâu sắc khi diễn tả được tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật.
2. Thân bài
Tóm tắt đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
: " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ cảm động nhất trong Truyện Kiều, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.