logo

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 9 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích - trích Truyện Kiều (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (ngắn nhất)


Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Thiên nhiên của Lầu Ngưng Bích được mở ra theo cái nhìn của nhân vật, đó là không gian mở với chiều sâu, xa và rộng

- Từ cái nhìn nhân vật, hình ảnh ánh trăng và ngọn nón cao như đang ở cùng một chỗ

- Bốn bề bát ngát: xung quanh đều bao la rộng lớn của không gian, nhìn ra xa, mọi thứ bát ngát và sâu thẳm

- Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia: những hình ảnh của thiên nhiên trở nên lẻ loi theo tâm trạng của nhân vật

=> Thiên nhiên với vẻ bao la, mênh mông, làm nổi bật lên hình ảnh con nguwoif cô đơn, chống chếnh

* cảm nhận về thời gian của Thúy Kiều : “mây sớm đèn khuya” => thời gian cứ như một vòng lặp, cứ sớm rồi lại tối, sớm thì với nhìn sương, tối lại cô đơn bên ánh đèn => Thời gian cứ tuần hoàn đều đặn => càng làm Kiều thêm thổn thức, trơ trọi và cô đơn.

* giữa không gian bốn bề rộng lớn “khóa xuân”. Một cảnh vật rộng lớn, bao la, mênh mông, càng làm cho hình ảnh con người trở nên cô đơn và trơ trọi => điều đó, cho chúng ta thấy tâm trạng buồn tủi, xót xa của một người con gái đang bị giam lỏng tuổi trẻ, giam lỏng tâm hồn mình.


Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

a) + b: Tại lầu Ngưng Bích, nàng luôn thổn thức và nhớ tới Kim Trọng  => nàng nhớ Kim Trọng đầu tiên, điều này phù hợp với tâm lí của nàng, dưới ánh trăng, nàng nhớ đến những lời hẹn ước cùng Kim Trọng và giờ không thể thành, nàng càng đau xót thêm.

-Tiếp đến, nàng nhớ đến “song thân”, thương cha mẹ già yếu. Chính vì thế, nàng càng đau xót hơn, bởi hoàn cảnh hiện tại của mình, không thể bên cạnh cha mẹ để đỡ đần, chăm lo lúc trái trời trở gió.  Nhớ cha mẹ, tâm trạng lại xao xuyến, nàng nghĩ về cảnh quê nhà, những sự đổi thay của quê nhà trong thời gian nàng xa xứ.

c). Chúng ta có thể thấy, ở Thúy Kiều tấm lòng của nàng rất đáng được trân trọng. Đối với người yêu thì nàng sợ không giữ được tâm sen trọn vẹn với lời hẹn ước tình duyên, càng không thể làm tròn đạo hiếu ở bân, chăm sóc song thân. Nhưng,  suy cho cùng thì người khổ nhất hiện tại là Kiều, vậy mà một lòng nàng luôn nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ, vì tình vì nghĩa, nàng không hề nghĩ vì bản thân, mà cả tâm hồn và ước mong của nàng đều hướng đến những người thân của nàng.


Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

a) Ở 8 câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả cảnh vật theo từng cung bậc tâm trạng cảm xúc của Thúy Kiều, ở mỗi cảm xúc, hình ảnh thiên nhiên hiện lên lại khác nhau:

- Nhớ cha mẹ: Buồn trông cửa bể chiều hôm/ thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

- Nhớ Kim Trọng, và xót xa về duyên lỡ: buồn trông ngọn nước mới sa/ hoa trôi man mác biết là về đâu

- Tâm trạng buồn tủi đau đớn cho mình: buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b) Tác giả Nguyễn Du sử dụng điệp từ “buồn trông” trong mỗi cặp thơ lục bát để diễn tả tâm trạng, nỗi nhớ nhung của Kiều => Tác giả làm nổi bật lên, làm đầy lên, nặng lên những cảm xúc, sự buồn tủi của Kiều.


Luyện tập


Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tả cảnh ngụ tình: đây là một bút pháp nghệ thuật chúng ta thường thấy trong văn học Trung Đại. Tác giả miêu tả những hình ảnh của thiện nhiên mang theo sự mênh mông, bao la, rộng lớn, tĩnh mịch để gợi lên tâm trạng của nhân vật .

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối:

- Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: hình ảnh những con thuyền xa xa, không bến đỗ -> thể hiện tâm trạng nhớ nhà của kiều với tình cảnh nàng đang bị lưu lạc.

- Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu: Hình ảnh hoa trôi, như chính thân phận của Kiều -> Nàng lo âu về số phận của mình bị vùi dập trước sóng gió không biết sẽ đi về đâu.

- Buồn trông gió cuốn mặt duềnh / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi => Những dự cảm không lành về cuộc đời trắc trở của mình.

- Buồn trông nội cỏ rầu rầu / Chân mây mặt đất một màu xanh xanh: màu xanh đó là màu của tâm trạng, màu xanh đến tẻ nhạt, đến chán ngấy, cũng như những ngày tháng bị giam lỏng ở đây của Kiều .

Các bài viết liên quan Kiều ở lầu Ngưng Bích:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác