Dàn ý phân tích bài Qua Đèo Ngang
: I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Bà Huyện Thanh Quan (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm sáng tác…)
- Giới thiệu về bài thơ “Qua Đèo Ngang” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? | Câu 2 trang 103 Ngữ Văn 7
: - Qua những chi tiết về thời gian và hình ảnh trong bài, cho ta thấy, thời gian trong bài thơ là lúc chiều tà (bóng xế tà)
- Buổi chiều, đặc biệt là lúc chiều tà, khi mọi vật xung quanh dần chìm vào bóng đêm, sự giao hữu giữa ánh sáng còn sót lại và sự ập đến của bóng tối như đè nặng lên tâm trạng con người hơn bao giờ hết. Sự lắng lại của tâm trạng là những cảm xúc bâng khuâng, buồn man mác, nhìn cảnh vật gợi ra những nỗi nhớ nhung về quê hương da diết. => Trong bài thơ này, tác giả đã vận dụng thời điểm xế chiều của trời đất để diễn tả những cung bậc cảm xúc, những dòng tâm trạng của mình.
Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan. | Câu 4 trang 103 Ngữ Văn 7
: Qua những dòng tâm trạng buồn, bâng khuâng của tác giả, cảnh tượng đèo ngang hiện lên như chất chứa những dòng cảm xúc ấy. Từ cảnh vật, âm thanh, màu sắc, và cuộc sống con người cũng mang trong mình một vẻ buồn, vắng lặng, hoang sơ. Giữa cái trùng trùng, điệp điệp của núi sông ấy, càng làm con người trở nên nhỏ bé, và chạm đến những miền cảm xúc sâu thẳm trong lòng. Sự vắng lặng đến tột cùng ấy, được rót vào bởi tiếng kêu đến não lòng, làm cho những nỗi nhớ nhung về quê nhà càng da diết và tha thiết trong lòng tác giả.
Tìm hàm nghĩa của cụm từ Ta với ta. | Câu 1 trang 104 Ngữ Văn 7
: Hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” khi đặt trong ngữ cảnh của bài thơ, chính là chỉ tác giả với hoàn cảnh cô đơn, lẻ bóng giữa không gian đất trời bao la. Sự lặp lại từ ta và dùng quan hệ từ “với” càng nhấn mạnh thêm sự cô đơn tột cùng của chủ thể trữ tình. Chỉ có một mình tác giả cùng với cái bóng nhưng cũng dần mất khi bóng tối trùm xuống.
Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang
: Đọc Bà Huyện Thanh Quan chúng ta không gặp những nỗi buồn tái tê hay những bi kịch về kiếp người đầy nghiệp chướng bởi lẽ dường như cuộc đời bà suôn sẻ, hạnh phúc, không có bi kịch riêng. Tuy vậy từ đáy sâu tâm hồn ấy vẫn cứ dồn về những nỗi ai hoài đối với nước cũ và Qua đèo ngang đã thể hiện điều ấy thật giản dị mà sâu sắc.
Phân tích bài thơ Qua đèo ngang
: Ai đó từng nói Bà Huyện Thanh Quan đã dùng điển và từ đồng âm trong bài thơ hoài cổ nổi tiếng Qua đèo ngang để gửi nỗi nhớ chúa cũ vào nỗi buồn thoáng qua.