logo

Phân tích bài thơ Qua đèo ngang

            Ai đó từng nói Bà Huyện Thanh Quan đã dùng điển và từ đồng âm trong bài thơ hoài cổ nổi tiếng Qua đèo ngang để gửi nỗi nhớ chúa cũ vào nỗi buồn thoáng qua.


Phân tích bài thơ Qua đèo ngang

Phân tích bài thơ Qua đèo ngang | Văn mẫu 7 hay nhất

       Chúng ta có một Nguyễn Du, một Phạm Qúy Thích đã từng ôm mối ai hoài và cả Bà Huyện Thanh Quan, người mang đáy sâu tâm hồn đồn về những nỗi ai hoài đối với nước cũ trong tâm trạng hoài cổ. Tâm trạng ấy trải rộng bàng bạc khắp thời gian, không gian và lắng đọng vào khoảnh khắc như chính bài thơ Qua đèo ngang.

       Dương Quảng Hàm gọi thơ của Bà Huyện Thanh quan là “tâm sự nước nhà”. Nó trải rộng bàng bạc khắp không gian, thời gian và lắng đọng vào khoảnh khắc gợi buồn, gợi nhớ, đặc biệt là khi trời chiều:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

        Đó là khoảng thời gian giao nhau giữa ban ngày và ban đêm, khi những tia nắng cuối cùng oằn mình chiếu sáng, khi ánh hoàng hôn dần khuất lấp phía chân trời. Đặt vào vị trí của tác giả, khi mọi người trở về với ấm áp nơi hiên nhà thì một thân một mình cô độc nơi đất khách lại càng lạnh lẽo và nặng nỗi sầu. Tiếp đến những sự vật nhỏ bé dần dần xuất hiện, chúng lấn át, chen chúc, xô đẩy, ngột ngạt và giành giật sự sống của riêng mình, chúng hòa nhập với tự nhiên mà thiếu đi dấu vân tay của con người.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

         Ở đây, tác giả dùng đảo ngữ để đưa số từ “vài”, “mấy” trở thành trung tâm của cụm từ nhằm nhấn mạnh vào sự thưa thớt, ít ỏi, lẻ bóng trong sự xuất hiện của con người. Họ nhỏ bé giữa mênh mông của đất trời, họ cui cút làm ăn, vật lộn với cuộc sống. Nơi những dòng sông như cạn khô xuất hiện vài lều chợ đã cũ kĩ đến rêu phong.

       Điểm nhấn cuối cùng trong bức tranh đèo ngang được thể hiện qua hai câu thơ kết:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

        Trên là tiếng nước, dưới là tiếng nhà, chúng hòa vào âm thanh khắc khoải kéo dài như gợi cho nỗi lòng đầy nặng trĩu. Qủa là cái đẹp thường thấm đẫm nỗi buồn.

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.”

         Khi nhà Lê suy tàn thì trái tim của nhân vẫn còn đó, luôn đau đáu về một triều đại đã qua. Nỗi nhớ ấy không đau đớn, dằn vặt hay giàn giụa trong nước mắt mà thấm đẫm trong suy tư, trong tất cả ai hoài về một triều đại cũ. Đến đây, khung cảnh mở rộng đến vô vàn đó là trời, non, nước. Bức tranh thiên nhiên một phần xuất phát từ tâm trạng nhà thơ, từ nỗi nhớ nước thương nhà trở thành một mảnh tình riêng đè nặng trong tâm trí mà không thể nào gỡ bỏ. Đó chính là đặc trưng trong thơ cổ với bút pháp tả cảnh ngụ tình, trong cảnh là tình cảm, tâm tư. Ở đây, qua bức tranh phong cảnh, nhà thơ thể hiện cảm xúc đầy kín đáo, tế nhị với nỗi niềm hoài cổ, sự trông ngóng quá khứ.

        Qủa đúng như Nguyễn Du đã nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, Bà Huyện Thanh Quan đã phác thảo bức tranh trời chiều để kí gửi lớp lớp những tâm sự của mình.a

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021