logo

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc biện pháp tu từ

Phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ của bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Câu trả lời chính xác nhất: Biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng từ đồng âm. Âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa có thể là âm thanh thực mà tác giả nghe thấy ở Đèo Ngang vào buổi chiều tà, cũng có thể chỉ là tiếng vọng từ một cõi lòng luôn ưu tư tâm sự nước nhà. Bước chân lên Đèo Ngang – ranh giới giữa đàng Trong và đàng Ngoài, tác giả chắc không khỏi ngậm ngùi tiếc thương thời cũ, luyến tiếc cho nhà Lê. Thân gái dặm trường, nữ sĩ không khỏi nỗi nhớ nhà. Nhớ nước và thương nhà đều rất sâu nặng, tha thiết.

Các bạn hãy cùng mở rộng hành trang tri thức với Top lời giải qua bài mở rộng về tác phẩm Qua đèo ngang ngay sau đây nhé.


1. Đôi nét về Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất. Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà nội. Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Sau đó, ông bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình. Chồng bà làm quan trải đến chức Viên ngoại lang bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).

Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.

Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.

>>> Xem thêm: Cảm nhận về bốn câu thơ cuối trong bài thơ Qua đèo Ngang


2. Tác phẩm Qua Đèo Ngang

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc biện pháp tu từ

a. Xuất xứ

Trên đường đến Phú Xuân nhậm chức của vua Minh Mạng, bước tới đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài "Qua đèo Ngang". Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà thương nước của một người con hiến mình cho tổ quốc.

b. Bố cục : đề - thực - luận - kết của bài thơ

- 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật

- 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người

- 2 câu luận : tâm trạng tác giả

- 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao

>>> Xem thêm: Nội dung bài Qua đèo ngang


3. Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc biện pháp tu từ

a. Mở bài

- Về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua Đèo Ngang:

   + Tên thật của Bà Huyện Thanh Quan là Nguyễn Thị Hinh, đến từ Nghi Tâm, Thăng Long.

   + Bài thơ Qua Đèo Ngang mô tả cảnh đèo Ngang vào cuối ngày, qua đó nhà thơ cũng thể hiện tình cảm của mình trong lòng.

b. Thân bài: Chia bài làm 4 phần và phân tích nội dung của chúng

* Hai câu đề

- Thời điểm nữ nhà thơ bước lên đèo Ngang: hoàng hôn.

- Mô tả cảnh quan của đèo.

=> Thời điểm hoàng hôn có lợi thế khi gợi lên cảm giác yên tĩnh, là lúc muốn được đoàn tụ, trở về nhà. Qua đó thể hiện tâm trạng cô đơn của tác giả.

* Hai câu thực

- Cuộc sống và con người ở ngang đèo, cảnh quan có sự tương đồng.

- Những từ láy: lom khom, lác đác; Những từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia có tác dụng tuyệt vời trong việc gợi lên, gợi cảm và táo bạo hoang vắng, vẻ ngoài cô đơn.

* Hai câu luận

- Tiếng kêu quốc quốc, gia gia càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà.

- Sử dụng phép đối và đảo ngữ, vừa tạo hình, vừa tạo nhạc.          

* Hai câu kết

– Tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại để nhìn ngắm cảnh đèo.

– Nhận ra cái cô đơn, lẻ loi của mình giữa không gian bao la.

=> Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên với bức tranh thiên nhiên hoang sơ bát ngát núi đèo có sự sống con người nhưng nhỏ bé, vắng lặng, thưa thớt và buồn tẻ. Tác giả đã mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt con người nói lên nỗi quạnh hiu, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.

c. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang.


3. Phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ của bài Qua Đèo Ngang

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Mẫu 1:

Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng từ đồng âm. Âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa có thể là âm thanh thực mà tác giả nghe thấy ở Đèo Ngang vào buổi chiều tà, cũng có thể chỉ là tiếng vọng từ một cõi lòng luôn ưu tư tâm sự nước nhà.

Mẫu 2:

Biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng từ đồng âm. Âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa có thể là âm thanh thực mà tác giả nghe thấy ở Đèo Ngang vào buổi chiều tà, cũng có thể chỉ là tiếng vọng từ một cõi lòng luôn ưu tư tâm sự nước nhà. Bước chân lên Đèo Ngang – ranh giới giữa đàng Trong và đàng Ngoài, tác giả chắc không khỏi ngậm ngùi tiếc thương thời cũ, luyến tiếc cho nhà Lê. Thân gái dặm trường, nữ sĩ không khỏi nỗi nhớ nhà. Nhớ nước và thương nhà đều rất sâu nặng, tha thiết.

Mẫu 3:

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật:

+ Chơi chữ (đồng âm và đồng nghĩa)

+ Đảo ngữ

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng giá trị trong câu thơ. Làm cho câu thơ giàu ý nghĩ, thể hiện tình cảm yêu và nhớ quê hương, đất nước của bà Huyện Thanh Quan

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về một số kiến thức liên quan tới tác phẩm Qua Đèo Ngang. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 30/11/2022