logo

Tư duy là gì? Phân tích các thao tác tư duy. Vận dụng vào trong dạy học

Câu hỏi: Tư duy là gì? Phân tích các thao tác tư duy. Vận dụng vào trong dạy học

Trả lời:

* Khái niệm:

- Tư duy là hoạt động tâm lý của chủ thể, là quá trình chủ thể tiến hành các thao tác phân tích như, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa,… để xử lý các hình ảnh, các biểu tượng, hay các khái niệm đã có về đối tượng, làm sáng tỏ bản chất, mối quan hệ phổ biến và quy luật vận động của đối tượng.

- Sản phẩm của tư duy là các khái niệm về đối tượng.

* Phân tích các thao tác tư duy:

- Phân tích: là quá trình chủ thể dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, thuộc tính, thành phần khác nhau để nhận thức đối tượng sâu sắc và đầy đủ hơn.

VD​: Muốn chứng minh phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa hơn hẳn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chúng ta cần phân tích: năng suất lao động, phân phối sản phẩm, quan hệ giữa người lao động với nhau.

- Tổng hợp: là thao tác dùng trí óc để hợp nhất những thuộc tính, thành phần (đã được phân tích ) thành một chỉnh thể với ý nghĩa cụ thể.

VD​: Sau khi phân tích một bài toán, ta phải biết những yếu tố đã cho và những yếu tố cần tìm, ta phải xác lập được mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm.

⇒ Tổng hợp và phân tích là hai thao tác cơ bản của quá trình tư duy. Có quan hệ mật thiết với nhau, bố sung cho nhau thành một thể thống nhất không thể tách rời. Phân tích là cơ sở của tổng hợp, tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.

- So sánh:​ Là thao tác tư duy dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng.

VD​: so sánh cảm giác và tri giác, so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

+ So sánh đòi hỏi sự tương tác hay mối quan hệ giữa hai đối tượng ở một chừng mực.

+ So sánh có quan hệ chặt chẽ và dựa trên cơ sở của phân tích.

+ Bằng so sánh, học sinh có thể tiếp thu được tất cả tính đa dạng, độc đáo của dấu hiệu và thuộc tính của tài liệu học tập.

- Trừu tượng hóa: gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không cần thiết về một phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy.

Tư duy là gì? Phân tích các thao tác tư duy. Vận dụng vào trong dạy học

- Khái quát hóa:​ thao tác chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho vô số hiện tượng hay sự vật.

VD​: Hà Nội, Viêng-Chăn, Oa-sinh-tơn,.. là những thành phố của các quốc gia khác nhau nhưng chúng có những điểm chung là:

+ Trung tâm văn hóa, kỹ thuật, khoa học, công nghiệp của một nước.

+ Là nơi có cơ quan trung ương đầu não đóng.

+ Nơi có đại sứ quán của các nước đóng.

→ Từ những dấu hiệu chung đó, người ta đã khái quát hóa nó bằng khái niệm “thủ đô”.

⇒ Trừu tượng hóa và k​hái quát hóa​là hai thao tác cơ bản, đặc trưng của con người. Có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau giống như tổng hợp và phân tích nhưng ở mức độ cao hơn. Không có trừu tượng hóa thì cũng không có khái quát hóa.

- Ngoài những thao tác tư duy trên còn có thao tác cụ thể hóa, phân loại, hệ thống hóa.

- Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định.

- Trong thực tế tư duy các thao tác đó đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc như trên.

- Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng thực hiện tất cả các thao tác tư duy trên. Tùy vào hoàn cảnh, các thao tác sẽ được thực hiện có chọn lọc và có điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao nhất, tiết kiệm và hứng thú nhất.

* Vận dụng tư duy vào trong dạy học:

- Tổ chức hoạt động dạy học theo chuyên đề.

- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.

- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá học tập.

- Vận dụng sơ đồ tư duy vào học tập.

- Trong dạy học tiểu học , cần tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động thực (hành động bằng tay với đồ vật ) để qua đó hình thành thao tác tư duy cho các em.

- Trong dạy học THCS ,THPT cần sử dụng các phương pháp học tập theo nhóm, chủ đề.

* Kết luận

- Giáo viên cần phải phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập.

- Giáo viên cần chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kĩ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập.

- Giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy (mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học) phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022