logo

Trình bày ý nghĩa, nội dung, điều kiện thực hiện của nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục thường xuyên, tính vừa sức nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ

Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa, nội dung, điều kiện thực hiện của nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục thường xuyên, tính vừa sức nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ 

Trả lời:

* Ý nghĩa: Mục tiêu giáo dục mầm non hướng tới là giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ cả về thể lực – sức khỏe lẫn tinh thần và tình cảm đọa đức – xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đề ra các nhà giáo dục cần phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục thường xuyên, tính vừa sức.

Giáo dục trẻ vừa sức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tạo cơ hội cho trẻ linh hội kiến thức và hình thành kí năng sâu sắc hơn giúp trẻ vận dụng kiến thức vào hoàn cành và môi trường mới trong cuộc sống hàng ngày.

Việc đảm bảo tính thường xuyên, tính có hệ thống trong quá trình giáo dục giúp trẻ được tham gia khám phá và trải nghiệm trong thế giới xung quanh 1 cách có hệ thống, mặt khác đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ cả về sức khỏe, trí tuệ, tình cảm đạo đức xã hội và những tiềm năng vốn có hướng tới năng lực cần thiết tạo điều kiện cho trẻ thích nghi dần với cuộc sống bên ngoài. 

Trình bày ý nghĩa, nội dung, điều kiện thực hiện của nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục thường xuyên, tính vừa sức nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ

Nội dung: phải đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra và giáo dục phải hướng sự phát triển của trẻ đến “vùng phát triển gần nhất”, phát triển được tiềm năng vốn có của trẻ, nâng sự phát triển của trẻ lên tầm cao hơn, giáo dục phải đi trước sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc giáo dục vừa sức là giáo dục phải phù hợp với đặc điểm phát triển tâm – sinh lý của trẻ, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ. 

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là giáo dục từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

Đảm bảo tính thường xuyên là cho trẻ được hoạt động, được thường xuyên khám phá và trải nghiệm trong thế giới xung quanh trẻ.

* Thực hiện và vận dụng:

- Nhà giáo phải coi trọng mục tiêu giáo dục đã đề ra và cố gắng đạt được mục tiêu đó. 

- Chú ý khai thác khả năng còn tiềm ẩn của trẻ, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ được bộc lộ tiềm năng vốn có thong qua hoạt động của trẻ ở trường mầm non.

- Không làm thay trẻ

- Dẫn dắt trẻ nhận biết, phân tích, phán đoán, suy luận. Dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, không cắt ngang dòng suy nghĩ của trẻ

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho trẻ được thường xuyên tham gia khám, trải nghiệm thế giới xung quanh 

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022