logo

Hãy trình bày giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Liên hệ thực tiễn

Câu hỏi: Hãy trình bày giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Liên hệ thực tiễn

Trả lời:

Giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non là quá trình tác động sư phạm có mục đích , có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

1. Mục tiêu và ý nghĩa

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, nhờ có ngôn ngữ mà giữa trẻ em và người lớn thiết lập được mối quan hệ tương hỗ nhau, thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau đồng thời nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có khả năng mở rộng tầm nhìn, biểu đạt suy nghĩ của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý của người lớn, điều khiển được hành vi của mình. Chia sẻ cảm giác của mình với người lớn, với thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ trẻ cảm thấy thoải mái nhờ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp với moi người.

2. Nhiệm vụ và nôi dung của phát triển ngôn ngữ

Phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc và bắt đầu làm quen với môi trường chữ.

a. Với trẻ em nhà trẻ

Trẻ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói, biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản, sử dụng lời nói để giao tiếp diễn đạt một số mong muốn và yêu cầu của trẻ.

b. Với trẻ mẫu giáo

Nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp, có khả năng biểu đạt, có khả năng diễn đạt rõ ràng trong giao tiếp và bước đầu có kĩ năng đọc và viết.

3. Phương tiện chủ yếu phát triển ngôn ngữ

Phương tiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có thể kể đến: Hoạt động với đồ vật, hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, ngôn ngữ , sự làm quen với môi trường xung quanh, chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Hãy trình bày giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Liên hệ thực tiễn

4. Thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ

a. Nội dung cần thực hiện

- Giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi , tăng cường cho trẻ nhận biết tập nói 

- Tổ chức hoạt động vui chơi, học tập. hoạt động giao tiếp, chế độ sinh hoạt động hàng ngày cho trẻ mẫu giáo.

- Tạo điều kiện cho trẻ nghe hiểu ý người khác và nói cho người khác hiểu điều trẻ muốn diễn đạt

- Động viên khuyến khích trẻ nói, diễn đạt rõ rang, mạch lạc khi giao tiếp với mọi người, các bạn

b. Điều kiện cần thiết để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Phải tạo môi trường cho trẻ được giao tiếp, trò chuyện thường xuyên với mọi người 

- Người lớn phải nói đúng, nói hay và tập cho trẻ nghe, hiểu và nói. Khuyến khích trẻ nói ở mọi nơi , mọi lúc

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

c. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ

- Hệ thống giáo dục cần phải đồng bộ nhằm phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc và cho trẻ làm quen dần với môi trường chữ

- Giáo viên thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ dựa trên kinh nghiệm của trẻ

- Tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động giao tiếp

- Sử dụng đa dạng, mềm dẻo các biện pháp, phương pháp dạy trẻ tập nói và diễn đạt rõ ràng mạch lạc trong giao tiếp với mọi người .Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động giao tiếp.

5. Liên hệ thực tiễn

Tại trường mầm non nơi tôi đang công tác các giao viên đã vận dụng nhiều phương pháp hay, tích cực để phát triển ngôn ngữ cho trẻ như:

Phương pháp nghe - nói .. Giáo viên cho trẻ nghe âm thanh của sự vật, hiện tượng sau đó cho trẻ nói , miêu tả về âm thanh mà trẻ nghe được.

Đối với lớp lớn giao viên nói một số từ có âm giống nhau và cho trẻ nhắc lại những âm đó

+ Giáo viên nói một số từ có âm giống nhau và cho trẻ nói các từ khác cũng bắt đầu bằng âm đó

- Giáo viên tổ chức trò chơi đóng vai nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ

- Giáo viên tích cực sử dụng phương pháp đàm thoại với trẻ trong các giờ học thơ, nhạc, kể chuyên, khám phá môi trường xung quanh nhằm phát triển khả năng tư duy và diễn đạt của trẻ đối với sự vật, hiện tượng.

- Kể chuyên theo tranh cũng là phương pháp các cô giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả. 

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022