logo

Nhiệm vụ của giáo dục mầm non, giáo dục thẩm mỹ

Câu hỏi: Nhiệm vụ của giáo dục mầm non, giáo dục thẩm mỹ

Trả lời:

* Khái niệm: là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có hướng của nhà giáo dục nhằm giúp trẻ biết nhìn và nhận ra cái đẹp, có hứng thú, yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp trong sinh hoạt và hoạt động cá nhân.

* Mục tiêu và ý nghĩa:

Giáo dục cái đẹp và năng lực đưa cái đẹp vào trong cuộc sống một cách sáng tạo luôn luôn là nhiệm vụ cần thiết trong nhiệm vụ giáo dục chính.

Khi khơi dậy được nhu cầu muốn làm đẹp của bản thân và khám phá cái đẹp xung quanh cùng đó thì sự phát triển tinh thần và thể chất của nó càng thuận lợi. 

Giáo dục cái đẹp cùng là một phần trong quá trình giáo dục con người, vì vậy nếu giáo dục cái đẹp là bỏ lỡ một cơ hội thuận lợi trong quá trình giáo dục con người.

* Nội dung và nhiệm vu:

- Phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp: cung cấp và làm giàu ấn tượng xung quanh cho trẻ trên cơ sở đó phát triển tri giác thẩm mỹ cho chúng 

- Hình thành cảm xúc thẩm mĩ: phát triển ở trẻ năng lực xúc cảm thẩm mĩ và hứng thú với nghệ thuật.

- Phát triển khả năng sang tạo, khả năng hoạt động nghệ thuật

- Phương tiện giáo dục thẩm mĩ:

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Vẻ đẹp của hoàn cảnh xung quanh

- Nghệ thuật là phương tiện chủ yếu của giáo dục thẩm mĩ 

Nhiệm vụ của giáo dục mầm non, giáo dục thẩm mỹ

* Thực hiện nội dung giáo dục thẩm mĩ:

a, Dạy trẻ quan sát và cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên 

Người lớn cần dạy trẻ biết ngắm nhìn, quan sát thiên nhiên với thái độ say mê, trân trọng thái độ thẩm mĩ với thiên nhiên. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, hướng dẫn trẻ quan sát thiên nhiên là vấn đề mang tính giáo dục lớn lao và là một trong những nội dung của giáo dục thẩm mĩ

Trẻ càng được nhìn, càng được nghe những màu sắc, âm thanh của thiên nhiên thì cảm giác và tri giác của trẻ càng trở nên nhạy ben và tinh tế. Từ đó giúp trẻ hình thành mong muốn làm điều gì đó tốt lành cho mọi người

b, Giáo dục vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 

Đưa cái đẹp vào cuộc sống và giáo dục vẻ đẹp cho trẻ trong đời sống sinh hoạt là trách nhiệm của người lớn vì một óc thẩm mĩ tốt hay xấu, ứng xử có văn hòa hay không đều bắt nguồn từ con người.

- Giáo dục vẻ đẹp trong mối quan hệ những người thân xung quanh 

Cần chỉ cho trẻ thấy cái đẹp trong lối cư xử của mỗi người với những người thân xung quanh. Đó là thái độ tôn trọng lễ phép với người lớn, nói năng nhẹ nhàng, yêu thương những người thân… Từ đó dạy trẻ những câu chào hỏi lễ phép đối với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi khi làm phiên người khác.

- Dạy trẻ hành vi văn hóa giáo dục cái đẹp cho trẻ không thể bỏ qua việc rèn luyện hành vi văn hóa. Cần dạy trẻ cho một cách tỉ mỉ từ dáng đi, kiểu đứng, ăn uống đến giữ gìn vệ sinh.

- Giáo dục trẻ vẻ đẹp trong mỗi quan hệ với thế giới đồ vật xung quanh 

Trong khi lĩnh hội được những hành động sử dụng các đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những quy tắc hành vi trong xã hội. Đây chính là cơ hội để dạy chi trẻ biết cách ứng xử đẹp, có văn hóa với những đồ vật xung quanh. Người lớn tỏ thái độ bằng long hay không bằng long với đứa trẻ đang hành động với đồ vật là cần thiết vì nhờ đó trẻ có thể điều chỉnh hành vi của mình để có cách cư xử tốt nhất đối với đồ vật xung quanh.

Cần giáo dục cái đẹp cho trẻ cần chú ý cho việc sắp xếp phòng ăn, ngủ, nơi chơi của trẻ.

c, Bước đầu cho trẻ làm quen với nghệ thuật

- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của nghệ thuật âm nhạc, tạo hình…

- Tập cho trẻ kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình

- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật. 

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022