Câu trả lời chính xác nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị công nhận sáng kiến
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Hoàng Thị Hiền
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng, trường MN Hoa Hồng.
II. Nội dung
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và giảng dạy là hết sức cần thiết. Trong các năm học trước việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hiệu quả mang lại chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó có nguyên nhân thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo. Cán bộ quản lý nhận thức chưa đầy đủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên thực hiện ứng dụng mang tính chất là kinh nghiệm, chưa được tập huấn bài bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin ở một số trường chỉ dừng lại ở mức giáo viên thiết kế giáo án điện tử khi thực hiện chuyên đề, thi giáo viên giỏi
2. Tên sáng kiến: Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.
3. Nội dung: Nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, khắc phục tình trạng “dạy chay”.
Thực hiện tốt công tác tham mưu nhằm nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị; Thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; Làm thay đổi các hình thức, phương pháp dạy học.
4. Phạm vi áp dụng: Có thể áp dụng được ở tất cả các nhóm, lớp mẫu giáo và các trường mầm non, mẫu giáo.
5. Thời điểm công nhận: Năm học 2013-2014.
6. Hiệu quả mang lại: Trường có 94.87% giáo viên có chứng chỉ Tin học văn phòng từ trình độ A trở lên và biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học; thiết kế được “Thư viện tư liệu giảng dạy” dạy được các chủ đề, các môn học; qua bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế; Phụ huynh đã quan tâm hơn đến công tác xã hội hóa và tham gia “học” cùng trẻ.
7. Những đơn vị, cá nhân nào đã ứng dụng sáng kiến này: Sáng kiến này đã được áp dụng có hiệu quả tại trường mầm non Hoa Hồng và đang được các trường trên địa bạn huyện Hòa Bình tham khảo để thực hiện.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Hòa Bình, ngày 16 tháng 5 năm 2014
NGÀNH GD-ĐT HUYỆN HÒA BÌNH
NGƯỜI BÁO CÁO
Để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về câu hỏi Bản tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm cùng một số kiến thức mở rộng liên quan, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Sáng kiến kinh nghiệm: là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được tác giả tích lũy trong thực tiễn công tác, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác.
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm là bản trình bày ngắn gọn, đúc kết những điểm chính từ báo cáo hoàn thiện nhưng vẫn đảm bảo được bố cục, cấu trúc từng phần để người xem vẫn hiểu được nội dung sơ bộ và tinh thần của sáng kiến kinh nghiệm đó.
>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin vào Đội thiếu niên tiền phong
Tác giả cần làm rõ “tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN” đó như thế nào?
- Tính mục đích: Đề tài đã giải quyết được những khó khăn gì có tính bức xúc trong công tác nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân.
- Tính thực tiễn: Đề tài nêu được những khó khăn đã diễn ra trong thực tiễn công tác với những bức xúc, trăn trở, từ đó thúc đẩy tìm biện pháp giải quyết.
- Tính khoa học: Đề tài trình bày được cơ sở lý luận, pháp lý; cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. Trình bày tóm tắt, rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN. Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Khả năng vận dụng SKKN: Đề tài trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN, có dẫn chứng các kết quả, các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ.
Để được xem là một bản báo cáo ấn tượng thì trước hết chúng phải đảm bảo được yếu tố đầy đủ nội dung, chỉn chu về mặt trình bày và có tính sáng tạo, đổi mới đẹp mặt. Bạn có thể tham khảo bố cục hoàn chỉnh cho báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm ngay dưới đây:
- Thông tin chung
- Tên sáng kiến
- Thông tin tác giả
- Lĩnh vực áp dụng
- Thời gian áp dụng
- Đơn vị áp dụng
- Nội dung sáng kiến
- Tầm quan trọng và mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm
- Mô tả sáng kiến cũ bao gồm: thực trạng trước khi có sáng kiến, ưu điểm, nhược điểm của những giải pháp cũ
- Mô tả sáng kiến mới bao gồm: tính nổi bật, cách thực hiện, hiệu quả sáng kiến mới mang lại
- Đánh giá chung, đề xuất hướng phát triển
- Tổng kết
--------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Bản tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!