logo

Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân

Dạy trẻ nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân là một trong những bài học cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, nếu không có kĩ năng thì thật khó có thể dạy cho bé hiểu và tiếp thu. Hiểu được vấn đề đó, Toploigiai đã sưu tầm những bộ Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!


Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân - Mẫu 1


1. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức

- Trẻ nhận biết, phân biệt được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân.

- Biết xác định các bộ phận trên cơ thể tương ứng với các phía.

* Kỹ năng

- Rèn kỹ năng định hướng phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân.

- Phát triển khả năng định hướng trong không gian.

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.

* Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.


2. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- Thảm nền, chùm bóng bay

- Nhạc …

* Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ có 1 bông hoa…


3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Trò chuyện gây hứng thú:

- Cô tập trung trẻ, giới thiệu khách, cho trẻ chào khách

- Cùng trẻ chơi trò chơi: Nói theo cô nói, làm theo cô làm

Gật gật gật ta cùng gật gật gật…

Dậm cái chân là dậm cái chân

Lắc tay trái là lắc cái tay…

Trò chuyện về trò chơi

* Hoạt động 1: Ôn trên- dưới, trước- sau của cơ thể

- Cô đọc câu vè đố cho trẻ trả lời

+ Bụng no của chúng mình đâu? Bụng ở phía nào của cơ thể?

+ Lưng các con đâu nhỉ? Có nhìn được lưng không? Lưng ở phía nào của cơ thể?

+ Đầu chúng mình đâu?

+ Chân các con đâu?

- Trò chuyện dẫn dắt đến nội dung

* Hoạt động 2: Nhận biết phía trước - sau, trên- dưới của bản thân

- (Trốn cô), (Cô đâu) Xuất hiện chùm bóng bay

+ Lớp chúng mình có rất nhiều đồ chơi đẹp, hôm nay có gì đặc biệt?

+ Chùm bóng ở đâu? Làm thế nào để nhìn thấy được chùm bóng?

+ Vì sao phải ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay nhỉ? Vì chùm bóng ở phía nào của các con?

+ Ngoài chùm bóng ra phía trên con còn có gì nữa? (Hỏi một số trẻ)

- Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ phát hiện và đọc “Phía trên”.

- Những gì mà ngẩng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên

- Cô tao tình huống đi tham dự lễ hội hoa mùa xuân. Cho trẻ đi đến lễ hội qua một con đường

+ Các con đang đi ở đâu? Chúng mình thấy trên đường có gì?

+ Làm thế nào để nhìn thấy cỏ và sỏi?

+ Ngoài cỏ và sỏi khi cúi xuống các con còn nhìn thấy gì?

- Cô nhấn mạnh những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới.

- Cho trẻ nói: “phía dưới”

- Cho trẻ tiếp tục đi tham qua và ngồi trước khu trưng bày hoa

+ Chúng mình nhìn thấy ở lễ hội hoa có gì?

+ Chúng mình thấy có những loại hoa gì nào?

+ Chúng mình làm thế nào để nhìn thấy nhiều hoa? …

+ Ngoài hoa ra chúng mình còn nhìn thấy gì nữa?

- Các con nhìn thấy những bông hoa vì chúng ở “Phía trước” các con đấy!

Để nhìn thấy những đồ vật ở phía trước thì chúng mình có phải ngẩng đầu, cúi đầu hay nghoảnh đầu lại không?

- Cô KQ: Những gì mà chúng ta nhìn thấy ngay trước mắt, không cần ngẩng đầu, cúi đầu hay nghoảnh đầu lại thì được gọi là phía trước

- Cho trẻ đọc tập thể cá nhân “Phía trước”

- Cô tạo tiếng trống ở phía sau cho trẻ đoán

+ Đó là tiếng gì? Chúng mình có muốn biết nó phát ra từ đâu ko?

+ Muốn biết tiếng đó phát ra từ đâu chúng mình phải làm thế nào?

+ Khi quay đầu lại chúng mình nhìn thấy những gì?

+ Vậy những thứ đó ở phía nào của các con?

Các con ạ những gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy được thì là phía sau đấy!

- Cả lớp đọc “Phía sau”

- Cô tặng mỗi trẻ một bông hoa cho trẻ về chỗ ngồi

* Hoạt động 3: Luyện tập

Trò chơi 1: Thi ai nhanh

- Cô cho trẻ đưa hoa về các phía theo yêu cầu của cô

Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần

Cô quan sát sửa sai và cùng chơi với trẻ.

Trò chơi 2: Nhảy theo điệu nhạc

- Cho trẻ đứng theo đội hình vòng tròn

- Cô nói phía trước – sau, trẻ bật theo hiệu lệnh

- Cô nói phía trên trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới thì trẻ ngồi xuống.

* Kết thúc: Cô củng cố bài nhận xét, tuyên dương trẻ.

 

- Trẻ tập trung, chơi trò chơi

Trẻ chơi trò chơi cùng cô

- Phía trước của cơ thể

- Không nhìn thấy lưng vì lưng ở đằng/ (phía) sau

- Đầu ở phía trên của cơ thể

- Trẻ chỉ về phía chân

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chùm bóng bay

- Chùm bóng trên trần nhà phải ngửa cổ để nhìn thấy.

- Vì chùm bóng ở trên cao - Phía trên

- Có quạt trần, bóng điện

- Trẻ đọc “Phía trên” theo tổ, nhóm, các nhân

- Lắng nghe cô nói.

- Trẻ đi chơi cùng cô

- Trẻ cúi nhìn xuống chân quan sát và trả lời cô: Cỏ, sỏi ạ

- Cúi xuống nhìn ạ!

- Chân…

- Phía dưới ạ!

- Trẻ đọc phía dưới

- Trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân

- Có nhiều hoa ạ!

- Trẻ nhận xét

- Trẻ Trả lời

 - Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe và trả lời

- Lắng nghe cô nói

- Trẻ phát âm “Phía trước”

- Trẻ trả lời

- Nghoảnh/ quay đầu lại ạ

- Trẻ trả lời

- Ở phía sau ạ!

- Trẻ đọc “Phía sau”

- Trẻ nhận hoa và về chỗ ngồi

 

- Trẻ nói vị trí của bông hoa.

- Trẻ cầm tay đứng vòng trong

- Trẻ bật theo hiệu lệnh của cô

- Trẻ lắng nghe cô và chơi theo yêu cầu của cô

Trẻ củng cố bài

>>> Tham khảo: Giáo án mầm non dạy vận động cá vàng


Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân - Mẫu 2


1. Mục đích yêu cầu

* Thái độ

- Dạy trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ.

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất

* Kỹ năng:

- Dạy trẻ kỷ năng định hướng phía trên – phía dưới của bản thân.

- Rèn trẻ kỹ năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý.

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.

* Kiến thức:

- Trẻ phân biệt được phía trên, phía dưới của bản thân mình.

- Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định trên - dưới của cơ thể trẻ.


2. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô:

- chùm bóng bay trên cao,dép , mũ,lồng đèn .

- Bài hát “Hoa bé ngoan

* Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ có 1 mũ và 1 đôi dép .


3. Tiến hành

* Hoạt động 1: gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài hát “Hoa bé ngoan”

- Cô trò chuyện cùng trẻ:

+ Các con vừa hát xong bài hát gì?

+ Hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan nên cô gửi tặng các con một món quà ,để biết đó là quà gì các con cùng đoán nhé

Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân

* Hoạt động 2: Nhận biết phía trên - dưới của bản thân

- (Bé đi ngủ) (bé thức dậy ) Xuất hiện chùm bóng bay

+ Cô tặng các con món quà gì?

+ Chùm bóng bay ở đâu rồi?

+ Làm thế nào để nhìn thấy được chùm bóng bay?

+ Vì sao phải ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay nhỉ?

+ Vì chùm bóng ở phía nào của các con?

- Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ đọc “Phía trên”.

- Những gì mà ngẩng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên.

+ Ngoài chùm bóng ra phía trên con còn có gì nữa? (Hỏi một số trẻ)

- Cho trẻ chơi trò chơi “Giấu chân”

+ “Chân đâu”?

+ Chúng mình có nhìn thấy chân của chúng mình không nào?

+ Làm thế nào để nhìn thấy chân của chúng mình?

+ Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy?

+ Vì chân ở phía nào của con?

- Cho trẻ đọc: “phía dưới”

- Cô nhấn mạnh những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới.

+ Ngoài chân ra, phía dưới chúng mình còn có gì nữa?

-Ở gần đây có nhiều cửa hàng bán rất nhiều đồ dùng ,các con có muốn đến đó và mua đồ dùng cho mình không nào.

- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” và lấy đồ dùng về chỗ ngồi.

+ Các con vừa đi đâu về ?con mua được đồ dùng gì ?

- Con hãy lấy mũ ra và đội lên đầu nào

+ Các con có nhìn thấy mũ không?

+ Vì sao các con không nhìn thấy mũ?

+ Cho trẻ nói mũ nằm ở phía trên

- Ngoài mũ ra thì các con còn mua được gì nữa?

+ Các con hãy mang dép vào chân nào

+ Làm thế nào để nhìn thấy dép ?

+ Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy dép ?

+ Vì dép nằm ở phía nào của các con ?

- Cho trẻ đọc “ Phía dưới”

- Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết những phía nào nhỉ?

* Hoạt động 3: Luyện tập phía trên - dưới

- Trò chơi 1 : Ai nhanh nhất

+ Cô cho trẻ chia thành 2 đội: Lần 1 chạy lên lấy những đồ dùng nằm ở phía

Trên của các con và để vào rá

+ Lần 2:Chọn những đồ dùng nằm ở phía dưới ,nếu đội nào lấy được nhiều và đúng thì đội đó sẽ dành chiến thắng

- Cô kiểm tra kết quả chơi của hai đội sau mỗi lần chơi

* Hoạt động nhóm :

- Cho trẻ về 3 nhóm hoạt động

+ Tổ chức cho trẻ gắn các đồ dùng cho đúng với vị trí phía trên - phía dưới

- Cô tổ chức nhận xét, động viên trẻ sau giờ học


Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân - Mẫu 3


1. Mục đích - yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ biết xác định vị trí của đồ vật (phía trên- phía dưới) so với bản thân.

- Dạy trẻ biết xác định vị trí của đồ vật (phía trên- phía dưới) so với bản thân.

* Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng định hướng trong không gian cho trẻ.

- Phát triển thuật ngữ toán học

* Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi mầm non và hứng thú tham gia hoạt động.


2. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

– Máy tính, máy chiếu , loa

– Nhạc bài hát “ồ sao bé không lắc, ráp IQ ’’

* Đồ dùng của trẻ

– Trang phục gọn gàng, dễ hoạt động

+ Môi trường hoạt động: Trong lớp


3.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - gây hứng thú

Cô hỏi trẻ bằng hình thức đọc ráp

- Hỏi trẻ phía trên-dưới-trước-sau của các bộ phận trên cơ thể bé.

- Cô dẫn dắt vào bài học.

Hoạt động 2: Dạy trẻ xác định vị trí của đồ vật (phía trên - phía dưới?) so với bản thân.

+ Phía trên

- Chơi trò chơi “ trốn cô”

- Cho trẻ tìm xem quả bóng bay đang ở đâu?

- Cô hỏi trẻ quả bóng bay đang ở phía nào của trẻ?

- Cho cả lớp, cá nhân phát âm.

- Phía trên còn có gì?

=> Cô tóm lại: Những gì phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được thì gọi là phía trên.

+ Phía dưới:

- Nhảy vận động bài hát “ ồ sao bé không lắc”

- Cô hỏi trẻ phía dưới ở đâu?

+ Ở phía dưới còn có những gì?

- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm

- Nếu trẻ đã biết thì có thể đố trẻ phía trên- dưới so với bản thân của cô hoặc bạn.

=> Cô tóm lại: Những gì mà phải nhìn xuống mới thấy thì được gọi là phía dưới .

Dự kiến: Nếu trẻ đã biết xác định biết trên- dưới của bản thân thì cô sẽ cho trẻ xác định thêm phía trên dưới của đối tượng khác.

Hoạt động 3: Trò chơi “tai ai tinh nhất”

- Cách chơi: Cô sẽ đọc 1 đoạn ráp và nhiệm vụ của trẻ là lắng nghe và làm theo cô.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần

- Trò chơi 2: “ Trẻ khám phá xung quanh”

- Cô dẫn trẻ ra ngoài cùng nhau khám phá những đồ dùng, vật dụng nào ở phía trên và phía dưới trẻ.

=> Kết thúc: Cô khen ngợi động viên trẻ.

Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân

>>> Tham khảo: Giáo án dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo


Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân - Mẫu 4


I. Mục đích, yêu cầu

* Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới của bản thân

* Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng định hướng phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân.

- Rèn trẻ kỹ năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý.

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.

* Thái độ:

- Trẻ biết bảo vệ bản thân,  các bộ phận trên cơ thể


II. Chuẩn bị:

* Đồ chơi của cô:

- Giáo án

- Búp bê

Bài hát “Em ngoan hơn búp bê”.

* Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ có 1 búp bê len,


III. Tổ chức thực hiện

* Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ hát “ Em ngoan hơn búp bê”

- Cô trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể của trẻ

* Phương pháp, hình thức tổ chức

a, Ôn phía trước, phía sau

- Cô hỏi 1 số trẻ: Chân, đầu, ….ở phía nào của con ?

- Cô nhận xét, sửa sai cho trẻ.

b, Dạy trẻ phân biệt phía trước – phía sau.

*Phía trước: Tay đâu ,tay đâu….

+ Các con có nhìn thấy tay không ? Vì sao ? Tay ở phía nào của các con?

- Cho cá nhân trẻ xác định phía trước của mình (3-4 trẻ)

* Phía sau :

+ Chúng mình cùng chơi trò chơi nào “giấu tay” đưa tay ra sau bế em búp bê !

+ Chúng mình có thấy em búp bê không? Vì sao không thấy em búp bê nhỉ?

- Cả lớp đọc “Phía sau”. Các con ạ những gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy được thì là phía sau đấy!

* Phía trên: Chúng mình bồng em búp bê lên cao.

+ Em búp bê ở phía nào? Vì sao con biết ?

- Cho trẻ nhắc lại “ phía trên”

* Phía dưới : Các con đặt em búp bê xuống dưới ghế

+ Em búp bê đang ở phía nào? Vì sao

- Cho trẻ nhắc lại “ phía dưới”

+ Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết những phía nào nhỉ?

( Trẻ nhắc lại các phía vừa được học)

* Trò chơi : Làm theo hiệu lệnh

- Cho trẻ đứng theo đội hình

- Cô nói phía trước – sau, trẻ bật theo hiệu lệnh

- Cô nói phía trên trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới thì trẻ ngồi xuống.

* Kết thúc:

- Cô nhận xét và chuyển hoạt động

----------------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn sưu tầm những Giáo án nhận biết phía trên phía dưới của bản thân. Hy vọng những bài văn mẫu trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022