Câu hỏi: Trình bày vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu
Lời giải:
* Vai trò của thận trong quá trình thẩm thấu:
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao (do ăn mặn hoặc mất nhiều mồ hôi...), thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu, đồng thời động vật uống nước vào do có cảm giá khát. Điều đó giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm (do uống quá nhiều nước làm dư thừa nước...), thận tăng thải nước, nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
+ Thận thải các chất thải (urê, crêatin...) qua đó duy trì áp suất thẩm thấu.
* Vai trò của gan trong quá trình thẩm thấu:
- Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
+ Ví dụ: Gan điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu
+ Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyên glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định.
+ Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
- Cơ chế điều hòa glucôzơ huyết của gan: