logo

Trình bày cảm nhận của anh/chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24

Bài thơ “Thuật Hứng” ra đời đã thể hiện cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với thiên nhiên, vạn vật của Nguyễn Trãi. Cũng ở đây ông cảm nhận được nhịp sống bình lặng, cảnh sắc tươi đẹp của cảnh vật dân dã, ông được trải nghiệm cuộc sống giản dị mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho sĩ ở ẩn khác. Để hiểu rõ hơn về bài thơ Thuật Hứng 24, Toploigiai đã mang tới cho các bạn bài văn Trình bày cảm nhận của anh/chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Dàn ý viết bài văn Trình bày cảm nhận của anh chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24

a. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi

- Nêu ra vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24

b. Thân bài

- Bài thơ Thuật Hứng 24 đã thể hiện lối sống thanh nhàn của tác giả Nguyễn Trãi

- Lối sống thanh nhàn được hiểu như thế nào? Lối sống thành nhàn có nghĩa là lối sống giản dị mà thanh cao, coi thường mọi thị phi ngoài thiên hạ, hướng con người ta hòa hợp vào thiên nhiên.

- Trong tác phẩm này tác giả Nguyễn Trãi đã thể hiện được sự “thanh nhàn” một cách sâu sắc nhất có thể. Ông luôn một lòng vì nước, vì dân mà không về màng tới công danh sự nghiệp của mình.

- Mặc dù ông đã trở về quê nhà để hưởng thụ một cuộc sống thanh nhàn, bình dị nhưng không lúc nào là ông không ngừng suy nghĩ về vận mệnh của đất nước sau này sẽ ra sao. Ông cũng cảm thấy hối tiếc khi mình đã không cống hiến toàn bộ tài năng của mình cho đất nước.

c. Kết bài

Khái quát lại vấn đề

>>> Tham khảo: Thuật hứng 24 đọc hiểu?


2. Trình bày cảm nhận của anh/chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24

Trình bày cảm nhận của anh/chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24

Tác gia Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, là anh dân tộc đã cống hiến hết mình cho đất nước ta. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều di sản có giá trị đặc biệt là trong nền văn học. Tác gia Nguyễn Trãi cũng góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà qua nhiều tác phẩm nổi bật trong đó có bài thơ Thuật hứng đã thể hiện lối sống thanh nhàn của chính mình.

Chúng ta thường mong muốn bản thân mình có một cuộc sống thanh nhàn nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của lối sống này chưa? Lối sống thanh nhàn ở đây có nghĩa là lối sống giản dị mà thanh cao, coi thường mọi thị phi ngoài thiên hạ, hướng con người ta hòa hợp vào thiên nhiên. Tác gia Nguyễn Trãi cũng là một trong những người có lối sống ấy. Cũng nhờ đó mà ông đã sáng tác ra bài thơ Thuật hứng để thể hiện cho người thấy lối sống thanh nhà của ông như thế nào. 

Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen

Đối với mọi người thì chuyện công danh sự nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Ở thời ấy những nhà Nho mang trong mình tình yêu quê hương đất nước đều chăm chỉ học hành để cống hiến cho đất nước để đạt được công danh nhất định. Nhưng với Nguyễn Trãi lại khác, khi công danh của ông đang ở trên đỉnh cao thì ông lại muốn trút bỏ gánh nặng công danh để có một cuộc sống thanh nhàn. Việc tranh giành vinh hoa phú quý chỉ khiến ông cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Nhiều người vì hai chữ “công danh” mà đã phải bán mạng để đổi lấy sự vinh hoa phú quý cũng như những lời xu nịnh của bọn nịnh thần. Cũng bởi những lời nịnh hót ấy mà cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ như chìm trong vũng bùn lầy, khổ không sao tả được. Để bản thân không xa đọa như bọn tiểu nhân chốn quan trường thì Nguyễn Trãi đã trở về quê nhà sau khi đã cống hiến tài năng của mình cho đất nước. 

Ở nơi quê nhà thanh bình yên tĩnh ông đã có một cuộc sống như mơ ước, một cuộc sống thanh bình giản dị.

Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen

Về quê thì ông đã làm những công việc bình dị như “vớt bèo”, “cấy muống”, “ương sen”. Khi nhìn vào những công việc này chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc không có vị quan nào mà lại làm những việc này cả. Nhưng lại có một Nguyễn Trãi mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên và trở thành một não nông dân chính hiệu. Chỉ cần làm những công việc đơn giản như vậy thôi cũng đủ khiến nhà thơ thanh thản và mãn nguyện với cuộc sống không dính chút bụi trần.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Ở nơi không có người bầu bạn thì Nguyễn Trãi đã thả hồn vào thiên nhiên để bầu bạn cùng “phong” và “nguyệt”. Thiên nhiên như một người bạn tri kỉ đối với ông mà chỉ có những người yêu thiên nhiên mới cảm nhận được sự hoàn hảo của tình bạn này. 

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Mặc dù đã trở về quê hương để ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng về dân về nước. Khi nhân dân vẫn còn lầm than thì ông không thể nào ngồi yên mà hưởng sự thanh nhàn ấy được. Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người vô cùng có trách nhiệm, luôn cố gắng tìm mọi cách để đất nước luôn được thái bình. Từ đáy lòng ông luôn đau đáu “một lòng trung lẫn hiếu”, thủy chung son sắt với dân với nước. Sự tiếc nuối lớn nhất của ông là khi chưa cống hiến được hết tài năng mà đã về hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã.

Từ những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của tác giả Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thực sự của cuộc sống thanh nhàn là như thế nào. Sống thanh nhàn nhưng ông vẫn không quên được tình yêu quê hương đất nước. Qua bài thơ Thuật Hứng 24 này mà chúng ta cần học hỏi nhiều hơn về vị quan Nguyễn Trãi liêm khiết, chính trực. Chúng ta cần phải ý được được bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước để nước ta luôn được hòa bình và nhân dân có một cuộc sống tốt hơn.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Trình bày cảm nhận của anh/chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24. Hi vọng với bài văn mẫu này sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 03/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023