logo

Phân tích bài Thư dụ Vương Thông lần nữa (học sinh giỏi)

Thư dụ Vương Thông lần nữa là bức thư số 35, có nội dung và nghệ thuật hay nhất, sau này được in trong Quân trung từ mệnh tập. Bằng cách thuyết phục này, Nguyễn Trãi đã đạt được mục đích: Ta không đánh mà giặc cũng tan. Để hiểu rõ hơn về nội dung bức thư, mời các bạn cùng tham khảo phần Phân tích bài Thư dụ Vương Thông lần nữa (Học sinh giỏi) mà chúng tôi đã mang đến.


Dàn ý Phân tích bài Thư dụ Vương thông lần nữa (học sinh giỏi)

Mở bài: 

Sơ lược về tác và giả tác phẩm

Thân bài:

- Hoàn cảnh ra đời của bức thư: 

+ được biên soạn vào tháng 2 năm 1427 và trong thời điểm đó nghĩa quân Lam Sơn đang kìm kịp bao vây thành Đông Quan, giặc Minh bị dồn vào thế không còn đường lui.

+ Tháng 10 năm 1427, tướng giặc Liễu Thăng bị nghĩa quân của ta giết chết ở gò Mã Yên, Vương Thông sợ hãi không đợi lệnh vua Minh đã tự ý rút quân về nước.

* Bố cục của bức thư:

Gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến... Sao đủ để cùng nói việc binh được?: Tác giả nêu lên nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến... bại vong đó là sáu : Tác giả phân tích thời và thế bất lợi của đối phương.

+ Đoạn 3: Phần còn lại: Tác giả khuyên các tướng giặc đầu hàng và hứa hẹn những điều tốt đẹp; đồng thời thách đấu và sỉ nhục chúng.

Nội dung của bức thư: được đề cập về những bất lợi của tướng lĩnh quân Nhà Minh. Nguyễn Trãi còn chỉ ra thế loạn của nhà Minh đang và đang sẽ diễn ra nếu còn ngoan cố không chịu hàng. Sử dụng những câu từ đanh thép, thể hiện ý chí oai hùm và thế “cầm đằng chuôi” của quân ta hiện tại. Nếu chúng còn ngoan cố, thì “lưỡi dao” sắc bén có thể lia đến “tận gốc”. Câu từ có ôn có nhu nhưng vẫn rất cương nghị, sẵn sàng đàm phán cho chúng một cái kết tốt đẹp nếu chịu giao quân đầu hàng. Đề cao tinh thần nhân đạo nhưng cũng cương nghị, không chịu khuất phục và sẵn sàng san phạt nếu còn ngoan cố.

Kết bài: 

Nêu ra ý nghĩa của toàn bức thư mà Nguyễn Trãi muốn truyền tải và bày tỏ. Nêu ra giá trị nội dung của toàn bức thư.

>>> Tham khảo: Bài Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa SGK 10 trang 30, 31, 32 - Văn Cánh diều


Phân tích bài Thư dụ Vương Thông lần nữa (học sinh giỏi)

Phân tích bài Thư dụ Vương Thông lần nữa (học sinh giỏi)

Nói đến Nguyễn Trãi là ta lại nhớ đến một nhà quân sự tài ba có những mưu lược thông minh và đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành nhà Hậu Lê - phò tá Lê Lợi gây dựng lại cơ đồ của thiên thu của Đại Việt, đưa người dân Đại Việt thoát khỏi sự lầm than, sự thống trị ác độc của quân nhà Minh. Không những thế, nhắc đến ông, ta còn nhắc đến một con người có những đóng góp quan trọng cho văn học và những tác phẩm ấy vẫn còn lưu giữ và truyền bá đến ngày nay. Ông có rất nhiều tác phẩm văn học đậm chất triết lý nhưng cũng ẩn chứa trữ tình sâu vào từng câu chữ. Và tác phẩm mà hôm nay nhắc đến đó chính là “Thư dụ Vương Thông lần nữa” - đây bức thư số 35, nằm trong những chiến lược quân sự của ông khi trong sự nghiệp phò tá chủ soái Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh cướp nước.

Bức thư mang nội dung dụ hàng tướng giặc, thậm chí là mắc nhiếc, khiêu khích quân tướng nhà Minh, đây là một trong những bước đi quan sự mưu lược Nguyễn Trãi trong chiến lược “mưu phạt tâm công”. Mỗi câu từ trong bức thư đều thể hiện sâu sắc được nghệ thuật dung từ của ông đến mức mà học giả Bùi Huy Bích đã phải thốt lên rằng bức thư như mang sức mạnh của mười vạn quân. Với sự mưu lược của mình, Nguyễn Trãi viết bức thư này như muốn nói rằng “Ta không đánh thì giặc cũng tan”.

Bức thư này được Nguyễn Trãi đặt bút viết vào khoảng tháng 2 năm 1427, lúc bấy giờ nghĩa quân Lam Sơn đang vây hãm, kìm kẹp quân giặc trong thành Đông Quan (tức Hà Nội ngày nay) khiến chúng không còn đường lui. Đến tháng Mười cùng năm, sau khi tướng giặc Liễu Thăng bị giết ở Mã Yên, Vương Thông sợ hãi, không đợi lệnh vua Minh đã tự ý rút quân về nước.

Với lập luận chặt chẽ, sắc bén, qua Thư dụ Vương Thông lần nữa, Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt.

Bức thư được phân bố ra làm ba đoạn, trong đó mỗi đoạn đều thể hiện một nội dung khác nhau. Đoạn một từ đầu đến “Sao đủ để cùng nói dùng binh được?” đã nêu lên nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế. Đoạn hai tiếp đến “bại vong đó là sáu”, ở đây tác giả đã phân tích cho chúng ta thấy được thời và thế bất lợi của đối phương. Đoạn ba là phần còn lại, tác giả Nguyễn Trãi đã khuyên các tướng giặc đầu hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, đồng thời thách đấu và sỉ nhục chúng.

Nội dung của bức thư đã được thể hiện như sau:

Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế.

Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.

Tác giả vạch ra rõ chiến thuật dụng binh đánh trận cho tướng giặc nhìn ra rõ ràng bằng một giọng điệu khí thế của một bậc bề trên dạy dỗ kẻ ngu dốt- ý chỉ kẻ dốt ở đây chính là quân giặc cướp nước: Người giỏi dùng binh là người có mưu lược và biết chọn thời thế để áp dụng nó…. Nay sự ngu dốt của lũ giặc cướp nước các ngươi chả thể áp dụng được sự đơn giản của thời thế, che đậy, chắp vá những điều thiếu xót ấy bằng sự ngông cuồng và ngu dốt, chả khác nào một lũ hèn bạt mạn. Những cái thứ trí trá chả thể đối đầu được với mưu trí, chiến lược của người dân Việt yêu nước. Nguyễn Trãi dùng những câu từ vừa chặt chẽ, oai hùm nhưng cũng đanh thép để khẳng định vị thế, chủ quyền của dân đất Việt và thể hiện chân lý có phía trị trường tồn. 

Ông còn sử dụng những ngôn từ chỉ rõ và bóc tách từng điểm bất lợi của quân giặc để chúng nhìn nhận ra đang bị “dồn vào chân tường” và “quay đầu là bờ”: cái thế nhà Minh Trung Quốc hiện giờ đã lộ rõ một một ba điểm bất lợi đó là chính sách hà khắc tất dắt đến diệt vong. Hiện nhìn nhà Minh như trong thế loạn chiến khi trong nước thì thế lực thù trong nổi loạn ở Tầm Châu. Ngoài biên thùy thì phía bắc có Thiên Nguyên lăm le cho quân “nuốt chửng” nhà Minh bất cứ lúc nào. Lập luận sắc bén từng câu từ, Nguyễn trãi từ đó đã đưa ra những bằng chứng sắt đá dẫn chứng trong lịch sử Trung Quốc đã từng diễn ra và hiện tại có thể tái diễn lại lần nữa. Và từ những dẫn chứng cứng hơn sắt thép đó liên hệ tình hình rối ren, ngàn cân treo sợi tóc đương thời.

Tiếp đó, ông lại chỉ ra, một loạt dẫn chứng nói về sự bất lợi của quân dội nhà Minh trong thành Đông Quan như “cá mắc cạn”: thành bị bao vây, không viện binh, không lương thực, không tiếp tế. Dân chúng trong thành yêu nước, căm ghét quân cướp nước thì tìm mọi cách chống phá lại; quân lính thì oai án, bất bình, làm mất lòng tin cốt yếu. Khó khăn chồng chất, tiến không được mà lùi cũng chả xong của quân địch chả khác gì “cá trên thớt” vì quân ta đã thao túng sách lược chi phối toàn bộ chiến lược của bọn chúng. Và qua những lập luận đanh thép, tác giả muốn khuyên lũ tướng giặc đem quân ra hang và đưa ra những hứa hẹn có lợi, tốt đẹp và cũng không quên đưa ra nhũng lời sỉ vả bọn chúng nếu không chịu nghe theo lời đàm phán.

Phần kết của bức thư, ông đã đưa ra hai khả năng cho tướng quân giặc được lựa chọn: một là đưa quân ra xin hang, chịu rút lui và nhận được cái kết tốt đẹp. Hai là, mở cổng thành cùng quân Lam Sơn giao chiến một mất một còn nhưng với thế bị động của quân minh hiện tai thì không những bại thảm hại mà cái mạng cũng khó có thể mà giữ. 

Qua những lời văn răn đe như vậy, mặc dù bên quân ta giữ thế phản công nhưng mà ông vẫn giữ chất giọng đúng mực nhưng lại toát lên vẻ dọa người: đối với lũ giặc ngu dốt, ngoan cố không chịu hang mà vẫn tàn ác thì quyết “diệt cỏ tận gốc”. Nhưng chúng biết quay đầu xin hang hoặc tướng giặc nào biết nghe theo và ngộ ra lẽ phải thì chúng ta sẽ kiên trì đàm phán để dụ hàng. Lời lẽ được sử dụng một cách khôn khéo nhu có nhưng cương cũng có, được vận dụng linh hoạt và giàu sức thuyết phục quân giặc quy phục đàm phán.

Tinh thần yêu chuộng hoà bình của Nguyễn Trãi nói riêng và quân dân Đại Việt nói chung thể hiện ở niềm tin tất thắng và thái độ thực lòng muốn hoà hiếu giữa hai nước. Đó là tư tưởng chiến lược lâu dài rất sáng suốt và đúng đắn. Tác giả bức thư nêu rõ thiện chí không chủ trương tiêu diệt quân Minh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho quân Minh rút về nước.

Cuối thư là lời cảnh cáo có tính chất tối hậu thư đối với tướng giặc Vương Thông với lời lẽ vừa đanh thép, hùng hồn vừa nhục mạ, chế giễu: Nếu không nghe lời ta như vậy, thì nên sắm quân dàn trận, ra giao chiến ở giữa đồng bằng để quyết một trận thư hùng, đặng xem cái tài hơn kém, không nên ngồi rũ một xó hang cùng, bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế.

Nguyễn Trãi là một trong những danh nhân văn hóa thiên cổ vĩ đại ta đã được nhà nước và UNESCO công nhận. Ông không những giỏi trong lĩnh vực thao lược quân sự phò tá nhà Lê gây dựng lại cơ đồ mà còn là một cây bút văn chương lỗi lạc. Và bức thư địch vận của ông cũng là một trong số đó, lời nói như sức mạnh của mười vạn quân - hiện diện âm thầm nhưng sức mạnh cực lớn, đó là sức mạnh của người dân, quân lính yêu nước, khát khao được tự do, đánh đuổi lũ bạt mạn cướp nước. Thư dụ vương thông lần nữa của ông đã thể hiện sự sắc bến, hiện diệt sự yêu nước, lấy tinh thần nhân đạo làm đầu, sự hòa bình và tốt đẹp để dụ tướng lính quân giặc. Sức mạnh của sách lược đánh vào lòng người ở bức thư này một lần nữa thể hiện trí tuệ sáng suốt và tấm lòng nhân ái cao cả của Nguyễn Trãi nói riêng và quân dân Đại Việt nói chung.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn bài văn mẫu Phân tích bài Tư dụ Vương Thông lần nữa (học sinh giỏi). Hi vọng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về tác phẩm. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 09/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023