logo

Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 4 có đáp án (Phân bào)

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 4 có đáp án hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 4 có đáp án và lời giải chi tiết.


Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 4 có đáp án (Phân bào)

Câu 1: Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất

A. Tế bào ruột

B. Tế bào gan

C. Tế bào phôi

D. Tế bào cơ

Lời giải:

Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Tế bào nào ở người có chu kỳ ngắn nhất trong các tế bào dưới đây?

A. Tế bào thần kinh

B. Tế bào phôi

C. Tế bào sinh dục

D. Tế bào giao tử

Lời giải:

Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự

A. G1, G2, S, nguyên phân.

B. G1, S, G2, nguyên phân .

C. S, G1, G2, nguyên phân.

D. G2, G1, S, nguyên phân.

Lời giải:

Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự G1, S, G2, nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Trong 1 chu kỳ  tế bào, kỳ trung gian được chia làm :

A. 1 pha

B. 3 pha

C. 2 pha

D. 4 pha

Lời giải:

Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì gồm: các pha theo trình tự G1, S, G2) và quá trình nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là:

A. G1, S, G2 

B. G2, G2, S

C. S, G2, G1

D. S, G1, G2

Lời giải:

Thứ tự các pha là: G1 ; S ; G2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Có các phát biểu sau về kì trung gian: 

(1) Có 3 pha: G1, S và G2 

(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào. 

(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. 

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào. 

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2)

B. (3), (4)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (1), (2), (3)

(4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Có các phát biểu sau về kì trung gian: 

(1) Phân chia tế bào chất

(2) Thời gian dài nhất trong chu kỳ tế bào. 

(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1. 

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào. 

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (2), (3)

(1), (4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha

A. G1.

B. G2.

C. S.

D. Nguyên phân

Lời giải:

Pha S: Là giai đoạn các NST nhân đôi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là:

A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.

B. Nhân đôi ADN và NST.

C. NST tự nhân đôi.   

D. ADN tự nhân đôi.

Lời giải:

Trong pha S tế bào nhân đôi ADN và NST

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là:

A. Pha S

B. Pha G1

C. Pha M

D. Pha G2

Lời giải:

Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là pha S, khi ADN tháo xoắn cực đại để nhân đôi bị các tác nhân gây đột biến tác động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ

A. Đầu I.

B. Giữa I.

C. Sau I.

D. Đầu II.

Lời giải:

Sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử xảy ra khi các NST kép tiếp hợp ở kỳ đầu I

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở:

A. Kì trung gian.

B. Kì giữa của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm.

C. Kì đầu của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm.

D. Kì cuối của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm.

Lời giải:

Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở kì đầu của lần phân bào 1 -phân bào giảm nhiễm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân thứ 1.

A. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.

B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.

Lời giải:

Ở lần giảm phân I:

+ Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.

+ Màng nhân và nhân con dần tiêu biến

+ Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.

Ý B không phải đặc điểm ở GP I, nhân đôi NST xảy ra trong kì trung gian.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi:

A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất.

B. NST hoàn thành nhân đôi.

C. Có tín hiệu phân bào.

D. Kích thước tế bào đủ lớn

Lời giải:

Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Tín hiệu phân bào khiến cho tế bào trong cơ thể đa bào…

A. Sinh tổng hợp các chất.

B. Nhân đôi NST.

C. Ngừng hoạt động.

D. Phân chia tế bào

Lời giải:

Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là

A. Tế bào cơ niêm mạc miệng.

B. Tế bào gan. 

C. Bạch cầu.

D. Tế bào thần kinh.

Lời giải:

Tế bào thần kinh chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Ở người, loại tế bào nào không bao giờ phân chia

A. Tế bào da.

B. Tế bào gan. 

C. Đại thực bào.

D. Tế bào thận.

Lời giải:

Đại thực bào là loại tế bào không bao giờ phân chia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?

A. Vì tế bào thần kinh không phân bào mà chỉ chết đi

B. Vì không có tế bào trẻ thay thế

C. Vì người già hay quên và kém suy nghĩ

D. Cả A,B,C

Lời giải:

Người lớn tuổi hay bị mất trí nhớ vì các tế bào thần kinh không phân chia tăng số lượng mà chỉ chết đi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới?

A. Trẻ em bị thiểu năng trí tuệ

B. Người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ

C. Người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn

D. Cả B,C

Lời giải:

Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ; người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn; …

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân nào dưới đây là đúng:

A. Làm tăng số lượng gen trong tế bào

B. Tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác nhau

C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài

D. Cả B và C

Lời giải:

Sự TĐC NST trong giảm phân tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác nhau, các giao tử kết hợp với nhau tạo các hợp tử có kiểu gen khác nhau.

Như vậy sự TĐC này góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST vì

A. NST chưa tự nhân đôi

B. NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.

C. NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất.

D. Các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.

Lời giải:

Trong kỳ trung gian, NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi mảnh nên rât khó quan sát.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là:

A. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể

B. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ

C. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi  kì

D. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể

Lời giải:

Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở

A. Kì sau của lần phân bào II.

B. Kì sau của lần phân bào I.

C. Kì cuối của lần phân bào I.

D. Kì cuối của lần phân bào II

Lời giải:

Sự phân ly độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kỳ sau của lần phân bào I,

Không thể là kỳ sau của phân bào 2 vì đó là sự phân ly của các nhiễm sắc tử trong NST kép

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Kết quả sau lần phân bào của giảm phân đã tạo nên:

A. Các hợp tử.

B. Tế bào sinh dục sơ khai.

C. Tế bào giao tử đực hoặc cái với bộ NST đơn bội.

D. Tế bào xôma.

Lời giải:

Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào lưỡng bội tạo ra 4 tế bào con đơn bội - tế bào giao tử đực hoặc cái 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?

A. 2

B. 4

C. 8

D. 1 tinh trùng và 3 thể cực

Lời giải:

Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là

A. Tăng gấp đôi

B. Bằng

C. Giảm một nửa

D. Ít hơn một vài cặp

Lời giải:

Kết thúc giảm phân I, các tế bào con chứa n NST kép, ở GP II các NST kép tách thành các NST đơn, mỗi tế bào con chứa n NST đơn

Như vậy so với tế bào mẹ ban đầu các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân có số lượng NST giảm một nửa

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là:

A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể

B. Có một lần phân bào

C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma

D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội

Lời giải:

Ý A sai vì giảm phân chỉ có 1 lần nhân đôi NST ở kì trung gian trước giảm phân I

Ý B sai vì giảm phân có 2 lần phân bào ở giảm phân I và giảm phân II

 Ý C sai vì giảm phân chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Mệnh đề nào sau đây không phù hợp với sự hiểu biết về giảm phân:

A. Các crômatit chị em tách nhau ở kì sau giảm phân II.

B. Các NST tương đồng tách nhau ở ki sau giảm phân I.

C. Các NST tự nhân đôi trước khi bắt đầu giảm phân.

D. Các NST xếp hai hàng ở mặt phẳng xích đạo tế bào.

Lời giải:

D sai, các NST xếp hai hàng ở mặt phẳng xích đạo tế bào chỉ diễn ra ở kỳ giữa I, ở kỳ giữa II các NST xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ

A. Quá trình giảm phân.

B. Quá trình nguyên phân

C. Quá trình thụ tinh.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Cơ thể 2n giảm phân cho giao tử n, các giao tử kết hợp với nhau (quá trình thụ tinh) tạo ra hợp tử 2n, hợp tử thực hiện nguyên phân để tạo ra các cơ quan, bộ phận của cơ thể

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Cơ chế duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính?

A. Quá trình nguyên phân và giảm phân 

B. Quá trình giảm phân và thụ tinh

C. Quá trình nguyên phân và thụ tinh

D. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Lời giải:

Cơ chế duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính là quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào động vật  đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 39 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở

A. Kì trước II của giảm phân.

B. Kì trước của nguyên phân.

C. Kì trước I của giảm phân.

D. Kì cuối II của giảm phân.

Lời giải:

- Mỗi NST có 2 cromatit → NST tồn tại ở trạng thái kép

- có 39 NST là n NST kép (vì là số lẻ)

Đây là đặc điểm của kỳ trước II của giảm phân

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 06/04/2021 - Cập nhật : 14/12/2021