logo

Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án (Cấu trúc tế bào)

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án và lời giải chi tiết.


Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án (Cấu trúc tế bào)

Câu 1: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A. Thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy

B. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân

C. Màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bảo chất

D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi

Lời giải:

Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân

B. Thành tế bào, tế bào chất, nhân

C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân

D. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Lời giải:

Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A. Màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân

B. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông

C. Vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông

D. Vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi

Lời giải:

Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.

Một tế bào cơ bản phải gồm: nhân hoặc vùng nhân, tế bào chất và màng sinh chất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Roi của sinh vật nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây

A. Là cơ quan vận động của tế bào

B. Bắt đầu từ màng sinh chất thò dài ra ngoài

C. Bản chất là polisaccarit

D. Có thể chuyển động lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc

Lời giải:

Roi có bản chất là các protein.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải cấu tạo của ti thể?

A. Trong ti thể có chưa ADN và riboxom

B. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau

C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp

D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn

Lời giải:

Ti thể là bào quan được bao bọc bởi hai màng, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Để thưc hiện chức năng là trạm năng lượng của tế bào, ti thể có cấu trúc như thế nào?

A. Có màng kép với màng trong ăn sâu vào ti thể

B. Có các ribôxôm và hệ gen là DNA vòng kép

C. Có chưa hệ enzim hô hấp bám ở các mấu lồi

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Ti thể là bào quan được bao bọc bởi hai màng, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào; trên mào có nhiều loại enzim hô hấp. Ti thể chứa nhiều prôtêin và lipit, ngoài ra còn chứa axit nuclêic (ADN vòng, ARN) và ribôxôm (giống với ribôxôm của vi khuẩn).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Roi của sinh vật nhân sơ có đặc điểm nào sau đây

A. Là cơ quan vận động của tế bào. Bản chất là protein

B. Có thể chuyển động lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc

C. Bắt đầu từ màng sinh chất thò dài ra ngoài

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Roi là cơ quan vận động của tế bào; có bản chất là các protein. Điểm xuất phát của roi từ màng sinh chất vượt qua màng nguyên sinh và thò ra ngoài, chúng có thể chuyển động lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Lông của sinh vật nhân sơ có đặc điểm nào giống với roi

A. Có bản chất là protein

B. Có vai trò trong giao phối ở sinh vật nhân sơ

C. Có số lượng nhiều

D. Cả A và C

Lời giải:

Roi và lông đều có bản chất là các protein.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đặc điểm nào chỉ có ở lông của sinh vật nhân sơ mà không có ở roi

A. Có bản chất là protein

B. Có vai trò trong giao phối ở sinh vật nhân sơ

C. Có số lượng nhiều

D. Cả B và C

Lời giải:

Roi và lông đều có bản chất là các protein. Nhưng roi có số lượng ít và chỉ có chức năng vận động, lông có số lượng lớn và còn có vai trò trong giao phối ở sinh vật nhân sơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Màng nhầy có thành phần:

A. Các protein giàu liên kết disunfua

B. Các canxi

C. Các axit dipicolinic

D. Tất cả các thành phần trên

Lời giải:

Màng nhầy có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin, các canxi và các axit dipicolinic, nằm ngoài tế bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Màng nhầy có bản chất là:

A. Các lipit

B. Các prôtêin

C. Các axit nuclêic

D. Cacbohiđrat

Lời giải:

Màng nhầy có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin, các canxi và các axit dipicolinic, nằm ngoài tế bào

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Thành phần nhiều nhất trong một màng là?

A. Prôtêin và phôtpholipit

B. Xenlulôzơ và phôtpholipit

C. Glycogien và phôtpholipit

D. Vitamin hòa tan trong lipit và phôtpholipit

Lời giải:

Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Thành phần chính cấu tạo màng sinh chất là:

A. Phôtpholipit và protein

B. Cacbohidrat

C. Glicoprotein

D. Colesteron

Lời giải:

Màng sinh chất được cấu tạo từ photpholipit và protein theo mô hình khảm động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu từ phân tử 

A. Photpholipit

B. Protein

C. Cacbohiđrat

D. Glicoprotein

Lời giải:

Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là photpholipit.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào

A. Vi khuẩn

B. Nấm

C. Động vật

D. Thực vật

Lời giải:

Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Colesteron có chức năng gì trong màng sinh chất?

A. Tạo nên các lỗ nhỏ trên màng giúp hình thành nên các kênh vận chuyển qua màng

B. Tăng tính ổn định cho màng

C. Tăng độ linh hoạt tỏng mô hình khảm động

D. Tiếp nhận và xử lý thông tin truyền đạt vào tế bào

Lời giải:

Colesteron giúp tăng cường sự ổn định cho màng. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ

A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”

B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể

C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Ở nhân tế bào động vật, nhận định nào về màng nhân là sai?

A. Nhân chỉ có một màng duy nhất

B. Màng nhân gắn với lưới nội chất

C. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân

D. Màng nhân cho phép các phân tử chất nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân

Lời giải:

Màng nhân là màng kép gồm màng ngoài và màng trong.

Màng ngoài thường nối với lưới nội chất.

Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân.

Lỗ nhân trên màng prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ?

A. Các protein thụ thể

B. “Dấu chuẩn” là glicoprotein

C. Mô hình khảm động

D. Roi và lông tiêm trên màng

Lời giải:

Các “dấu chuẩn” là các gai glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào, giúp các tế bào cùng 1 cơ thể nhận ra nhau và nhận biết các tế bào lạ. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây không có nhân ?

A. Tế bào gan

B. Tế bào cơ tim

C. Tế bào thần kinh

D. Tế bào hồng cầu

Lời giải:

Tế bào hồng cầu không có nhân, ti thể hay riboxom, do vậy chúng có hình đĩa lõm hai mặt để vận chuyển các chất khí hiệu quả hơn.

Tế bào gan, cơ tim, tế bào thần kinh đều có nhân

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Trong các yếu tố cấu tạo sau đây, yếu tố nào có chứa diệp lục và enzim quang hợp?

A. Màng tròn của lục lạp

B. Màng của tilacoit

C. Màng ngoài của lục lạp

D. Chất nền của lục lạp

Lời giải:

Trên màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Các prôtêin được vận chuyển từ nơi tổng hợp tới màng sinh chất trên

A. Sự chuyển động của tế bào chất.

B. Các túi tiết.

C. Phức hợp prôtêin – cácbonhiđrat mang các tín hiệu dẫn đường trong cytosol.

D. Các thành phần của bộ xương trong tế bào.

Lời giải:

Khung xương tế bào còn có vai trò quan trọng trong sự vận chuyển bên trong tế bào (lấy ví dụ như các chuyển động của các túi màng và các bào quan).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Chức năng của bộ xương tế bào:

A. Chế biến.

B. Phá vỡ.

C. Chuyển đổi năng lượng.

D. Giúp sự di chuyển của các bào quan.

Lời giải:

Khung xương tế bào còn có vai trò quan trọng trong sự vận chuyển bên trong tế bào (lấy ví dụ như các chuyển động của các túi màng và các bào quan). 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Thí nghiệm co nguyên sinh có ý nghĩa gì?

A. Xác định tế bào đang sống hay đã chết

B. Xác định tế bào thuộc mô nào trong cơ thể

C. Xác định khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu

D. Cả A và C

Lời giải:

Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết và khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Vai trò của khung xương tế bào:

A. Duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan.   

B. Giúp tế bào di động, có vai trò trong sự phân chia tế bào.

C. Vận chuyển bên trong tế bào (lấy ví dụ như các chuyển động của các túi màng và các bào quan).

D. Tất cả các ý còn lại.

Lời giải:

Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như: ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định. Giúp tế bào di động (các cấu trúc lông và roi). Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng không những trong sự vận chuyển bên trong tế bào (lấy ví dụ như các chuyển động của các túi màng và các bào quan) mà còn trong sự phân chia tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Hiện tượng thẩm thấu là?

A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.

B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.

C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.

D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.

Lời giải:

Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Thẩm thấu là:

A. Sự vận chuyển thụ động của nước qua màng tế bào.

B. Sự vận chuyển hoạt động của nước qua màng tế bào.

C. Sự vận chuyển hoạt động của ion qua màng tế bào

D. Sự vận chuyển thụ động của ion qua màng tế bào

Lời giải:

Sự vận chuyển thụ động của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Sự thẩm thấu là :

A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng

B. Sự khuyếch tán của các phân tửu đường qua màng

C. Sự di chuyển của các ion qua màng

D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng

Lời giải:

Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là?

A. Tế bào hồng cầu không thay đổi

B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi

C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ

D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại

Lời giải:

Khi cho tế bào vào hồng cầu vào nước, thì do nồng độ chất tan trong môi trường nước cất nhỏ hơn so với môi trường trong hồng cầu (môi trường nhược trương) nên nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao. Vì vậy, hồng cầu sẽ bị trương ra (phồng to), rồi vỡ ra.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào thì các tế bào sẽ có hình dạng như thế nào?

A. Tất cả trương nước nhưng hình dạng không đổi.

B. Tất cả sẽ bị co nguyên sinh, nhăn nheo lại.

C. Tất cả trương nước và bị vỡ ra.

D. Tất cả đều có dạng hình cầu.

Lời giải:

Tất cả các tế bào đó sẽ có dạng hình cầu vì thành tế bào không còn nên không có hình dạng ban đầu, môi trường là đẳng trương nên kích thước không thay đổi

Đáp án cần chọn là: D

icon-date
Xuất bản : 06/04/2021 - Cập nhật : 14/12/2021