logo

Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án (Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật)

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án và lời giải chi tiết.


Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 2 có đáp án (Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật)

Câu 1: Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.Coli là 20 phút, số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn ban đầu sau một giờ nuôi cấy trong điều kiện tối ưu là

A. 128

B. 64

C. 24

D. 16

Lời giải:

Trong 1h số lần phân chia là: 60: 20 = 3 (1h = 60 phút)

8 tế bào vi khuẩn phân chia 3 lần liên tiếp tạo 8×23 = 64 tế bào con.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trong bình nuôi cấy nấm men rượu ban đầu có số lượng 4×102 tế bào, thời gian thế hệ (g) là 120 phút.Vậy số lượng tế bào trong quần thể nấm men rượu sau 24 giờ là

A. 1232400

B. 1228400

C. 1638400

D. 1632400

Lời giải:

Trong 24h, số lần phân bào là: 24 ×60 : 120 = 12

Số tế bào của quần thể sau 24h là: 4.102 × 212 = 1638400

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất

A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được

D. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được

Lời giải:

Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng một số chúng không tự tổng hợp được.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng:

A. Đường thằng

B. Đường tròn

C. Đường cong

D. Đường lượn sóng (hình sin)

Lời giải:

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn trải qua 4 pha: Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.

Sự sinh trưởng diễn ra theo 1 đường cong.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?

A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.

B. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.

Lời giải:

Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?

A. Pha lũy thừa

B. Pha tiềm phát

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Lời giải:

Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?

A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục

B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.

C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi

D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.

Lời giải:

- Sau pha tiềm phát, vi khuẩn đã làm quen được với môi trường nuôi cấy, enzim đã được hình thành, vi khuẩn đã sẵn sàng cho quá trình phân chia.

- Nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.

 - Vi khuẩn phân chia nhanh theo hình thức phân đôi. Do dó, trong pha lũy thừa, vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được

A. Tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.

B. Tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.

C. Tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.

D. Một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.

Lời giải:

Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Vi sinh vật khuyết dưỡng

A. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

C. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.

D. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.

Lời giải:

Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.

B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.

C. Phenol, lipit, protein.

D. Iot, cacbonic, oxi.

Lời giải:

Các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các phenol và rượu (alcohol); các kim loại nặng (kẽm, thủy ngân...); các anđêhit; các chất kháng sinh; iot, rượu iot….

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ?

A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.

B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.

C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.

D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.

Lời giải:

Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm ngày càng nhiều do bị phân hủy, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi. Tế bào ấy đang ở pha:

A. Tiềm phát. 

B. Luỹ thừa. 

C. Cân bằng. 

D. Suy vong.

Lời giải:

Đây là đặc điểm của pha suy vong

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì

A. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều.

B. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều.

C. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích luỹ nhiều, số lượng tế bào sinh ra ít hơn nhiều số lượng chết đi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là

A. Chất ức chế sinh trưởng

B. Nhân tố sinh trưởng.

C. Chất dinh dưỡng

D. Chất hoạt hóa enzim

Lời giải:

Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein, đối với vi sinh vật là chất ức chế sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng :

A. Protein, lipit, cacbohydrat

B. Nước muối, nước đường.

C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ

D. Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh

Lời giải:

Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh là các chất ức chế sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Khi chất dinh dưỡng bắt đầu cạn, một số chất độc tích lũy ngày một tăng làm cho số lượng tế bào chết đi bằng với số lượng tế bào sinh ra là đặc điểm của pha nào trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật ?

A. Tiềm phá

B. Cân bằng

C. Lũy thừa

D. Suy vong

Lời giải:

Đây là đặc điểm của pha suy vong

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây ?

A. Pha cân bằng và pha lũy thừa

B. Pha tiềm phát và pha suy vong

C. Pha tiềm phát và pha cân bằng

D. Pha cân bằng và pha suy vong

Lời giải:

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha tiềm phát và pha suy vong

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về môi trường nuôi cấy liên tục

A. Sự phát triển của sinh vật trải qua 4 pha.

B. Môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới

C. Không có sự tác động của con người trong quá trình phát triển của vi khuẩn

D. Sự phát triển của vi khuẩn có dạng đường cong

Lời giải:

Nuôi cấy liên tục là quá trình nuôi cấy có sự bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào môi trường và loại bỏ không ngừng các chất thải. Vì vậy, môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?

A. Đầu pha cân bằng

B. Cuối pha lũy thừa

C. Cuối pha cân bằng

D. Đầu pha suy vong

Lời giải:

Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở đầu pha cân bằng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là

A. Ôxi hoá các thành phần tế bào.

B. BBất hoạt protein.

C. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.

D. Biến tính các protein.

Lời giải:

Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là biến tính prôtêin, màng tế bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Chất nào không phải chất diệt khuẩn?

A. Xà phòng

B. Cồn y tế

C. Các chất kháng sinh

D. Muối Iot

Lời giải:

Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn

Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Vì sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn?

A. Xà phòng gồm các chất kháng sinh

B. Xà phòng không có các chất kháng sinh

C. Xà phòng chỉ rửa trôi vi khuẩn

D. Xà phòng không có cồn y tế.

Lời giải:

Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn

Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Khi nói về tác động ức chế sinh trưởng của xà phòng đối với vi sinh vật, số lượng nhận định đúng là Cho các nhận định sau: 

I. Gây biến tính prôtêin. 

II. Phá vỡ axit nuclêic. 

III. Làm giảm sức căng bề mặt. 

IV. Tác động có tính chọn lọc. 

V. Do vi sinh vật tạo ra.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Nhận định đúng là III

Xà phòng không có khả năng diệt khuẩn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Các hình thức sinh sản chủ yếu của VSV là

A. Phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.

B. Phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.

D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.

Lời giải:

Ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là

A. Phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.

B. Phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.

D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.

Lời giải:

Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là:  phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực

A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

B. Tẩy trùng trong bệnh viện

C. Khử trùng phòng thí nghiệm

D. Thanh trùng nước máy

Lời giải:

Cloramin sinh oxi nguyên tử có tác động oxi hóa mạnh => là chất dùng để thanh trùng máy móc, nước bể bơi…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích

A. Sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.

B. Sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp

C. Kích thích sinh trưởng của vi sinh vật.

D. Kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật

Lời giải:

Người ta sử dụng các chất hóa học ức chế nhằm kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Các enzim cảm ứng, giúp phân giải cơ chất được vi khuẩn tổng hợp trong pha nào sau đây:

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Lời giải:

Pha tiềm phát là pha đầu tiên trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Trong pha này, vi khuẩn làm quen với môi trường mới, hình thành các enzim cảm ứng để phân giải cơ chất, chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là:

A. Pha cân bằng động

B. Pha luỹ thừa

C. Pha tiềm phát

D. Pha suy vong

Lời giải:

Đây là pha tiềm phát, số lượng tế bào chưa tăng, vi khuẩn thích ứung với môi trường

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là:

A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi

B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra

C. Số được sinh ra bằng với số chết đi

D. Chỉ có chết mà không có sinh ra

Lời giải:

Pha cân bằng: số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian, tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, một số tế bào bắt đầu phân hủy.

→ Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi

Đáp án cần chọn là: C

icon-date
Xuất bản : 06/04/2021 - Cập nhật : 14/12/2021