logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Địa 12 Bài 7: Lao động và việc làm

icon_facebook

Chào mừng các em đến với phần trắc nghiệm đúng sai trả lời ngắn Địa lí 12 Bài 7: Lao động và việc làm. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về lao động và việc làm của Việt Nam. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững các đặc điểm địa lí quan trọng của nước ta!


1. Dạng I: Câu trắc nghiệm Địa 12 Bài 7 nhiều phương án lựa chọn

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với lực lượng lao động ở nước ta?

A. Lực lượng lao động luôn chiếm trến 50% tổng số dân.

B. Lực lượng lao động đông, chiếm 2/3 dân số. 

C. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng cao. 

D. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo. 

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với chất lượng lao động của nước ta?

 A. Phần lớn lao động có trình độ cao đẳng trở lên. 

B. Chất lượng lao động ngày càng tăng. 

C. Lao động nước ta đều chưa qua đào tạo. 

D. Phần lớn lao động nước ta đã qua đào tạo. 

Câu 3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng nào sau đây?
A. Giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng; tăng tỉ trọng lao động dịch vụ. 

B. Tăng tỉ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; giảm tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 

C. Tăng tỉ trong lao động ở tất cả các ngành kinh tế. 

D. Giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. 

Câu 4. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng nào sau đây?
  A. Giảm tỉ trọng lao động khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 

B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước, giảm tỉ trọng lao động có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Giảm tỉ trọng lao động khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng lao động có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Giảm tỉ trọng lao động ở cả ba thành phần kinh tế. 

Câu 5: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở 
A. vùng trung du, miền núi. .    

B. các đô thị.

D. vùng nông thôn.     

C. vùng đồng bằng. . 

Câu 6: Lao động của lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất và đang giảm. 

B. Chiếm tỉ trọng cao nhất và đang tăng.

C. Chiếm tỉ trọng cao nhất và đang giảm. 

D. Chiếm tỉ trọng thấp nhất và đang tăng.
Câu 7: Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực
A. đồng bằng.   

B. thành thị.   

C. nông thôn.   

D. miền núi. 

Câu 8. Hạn chế của nguồn lao động nước ta là
A. không có kinh nghiệm sản xuất.                                     

B. nhân lực trẻ và không chăm chỉ.

C. chất lượng chưa được cải thiện.                                      

D. thiếu cán bộ quản lí có trình độ.

Câu 9. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta hiện nay phù hợp với
A. xu hướng mở cửa phát triển kinh tế.                               

B. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. xu hướng hội nhập kinh trên thế giới.                             

D. quá trình đô thị hóa và kinh tế quốc tế

Câu 10. Ở nước ta, lao động ở thành thị thường gắn liền với hoạt động
A. nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp.               

B. sản xuất nông nghiệp,khai thác rừng.

C.  khai thác khoáng sản, trồng cây lương thực.              

D. sản xuất công nghiệp và các dịch vụ

Câu 11. Ở nước ta, lao động ở vùng nông thôn thường gắn liền với hoạt động
A. phát triển dịch vụ và chế biến các sản phẩm.            

B. hoạt động thương mại và dịch vụ giao thông.

C. sản xuất công nghiệp, du lịch và giao thông.             

D. sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản.

Câu 12: Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên chủ yếu nhờ
A. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.

C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

D. giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề trong trường phổ thông.

Câu 13. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn nước ta hiện nay
A. lao động nông thôn cao, lao động thành thị tăng.

B. lao động thành thị giảm, lao động nông thôn thấp.         

C. lao động cả khu vực nông thôn và thành thị giảm.          

D. lao động cả khu vực nông thôn và thành thị tăng.

Câu 14: Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay
 A. lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.             

B. tỉ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm cao.

C. phần lớn lao động sản xuất nông nghiệp.              

D. thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật cao.

Câu 15. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn nước ta nhằm
A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.

B. hạn chế việc di dân tự do từ vùng đồng bằng lên vùng đồi núi.

C. chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất thổ cư và chuyên dùng.

D. hình thành các đô thị, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân.

Câu 16. Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

C. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.

D. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.

Câu 17. Việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng trên cả nước là rất cần thiết vì
A. nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.

B. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng.

C. sự phân bố dân cư của nước ta không đều và chưa hợp lý.

D. tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của nước ta còn cao.

Câu 18. Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở khu vực nông thôn hiện nay góp phần quan trọng nhất vào
A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. 

B. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.              

D. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm


2. Dạng II: Câu trắc nghiệm đúng sai Địa 12 Bài 7

Câu 1. Cho thông tin sau
Việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Hầu hết lao động nước ta có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm khá thấp. Khu vực thành thị thường có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn khu vực nông thôn. Năm 2021, thành thị có tỉ lệ thất nghiệp là 4,33%, tỉ lệ thiếu việc làm là 3,33%; nông thôn có tỉ lệ thất nghiệp là 2,5% và tỉ lệ thiếu việc làm là 2,96%.

a) Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau. 

b) Ở thành thị tỉ lệ thiếu việc làm cao hơn tỉ lệ thất nghiệp. 

c) Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. 

d) Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị là đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. 

ĐÁP ÁN:

a) – Đúng.               

b) – Sai.                

c) – Đúng.                  

d) – Đúng. 

Câu 2: Lao động luôn được coi là nguồn tài nguyên quý giá của bất kì quốc gia nào; nhưng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người lao động lại là điều phải quan tâm. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, đó là tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù, nước ta đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động mỗi năm nhưng tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn khá cao. Theo thống kê, năm 2021 cả nước vẫn còn 3,2% lao động thất nghiệp và 3,1% lao động thiếu việc làm. Biết tổng số lao động của nước ta năm 2021 là 50,6 triệu người. 

a. Số lượng người lao động thất nghiệp của nước ta năm 2021 là 1,6 triệu người.

b. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta còn khá thấp. 

c.  Tính số lượng người lao động cần giải quyết việc làm của nước ta năm 2021 là 3,3 (triệu người)

d.  Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.

ĐÁP ÁN:

a) – Đúng.               

b) – Sai.                

c) – Sai.                 

d) – Đúng. 

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM, PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2021 

(Đơn vị:%)

Khu vực

2000

2010

2015

2021

Nông thôn

76,9

71,7

68,8

63,3

Thành thị

23,1

28,3

31,2

36,7

(Nguồn: niên giám thống kê các năm 2001, 2011, 2016, 2022)

a) Tỉ lệ lao động khu vực nông thôn tăng liên tục. 

b) Tỉ lệ lao động khu vực thành thị tăng và chiếm tỉ trọng nhỏ. 

c) Giai đoạn 2000 – 2021, tỉ lệ khu vực thành thị tăng nhanh do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 

d) Để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm, phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạ 2000 – 2021, biểu đồ đường là thích hợp nhất 

ĐÁP ÁN:

a) – Sai.           

b) – Đúng.               

c) – Đúng.                 

d) – Sai

Câu 4: Cho bảng số liệu
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta năm 2010 và năm 2021
(Đơn vị: %)
 

ĐÁP ÁN

Đ

S

S

Đ

 

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM, PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2021 (Đơn vị:%)

Khu vực

2000

2010

2015

2021

Nông thôn

76,9

71,7

68,8

63,3

Thành thị

23,1

28,3

31,2

36,7

(Nguồn: niên giám thống kê các năm 2001, 2011, 2016, 2022)

a) Tỉ lệ lao động khu vực nông thôn tăng liên tục.

b) Tỉ lệ lao động khu vực thành thị tăng và chiếm tỉ trọng nhỏ.

c) Giai đoạn 2000 – 2021, tỉ lệ khu vực thành thị tăng nhanh do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

d) Để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm, phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạ 2000 – 2021, biểu đồ đường là thích hợp nhất

ĐÁP ÁN:

a) – Sai.           

b) – Đúng.               

c) – Đúng.                 

d) – Sai

Câu 4: Cho bảng số liệu

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta năm 2010 và năm 2021

(Đơn vị: %)

STT

Trình độ chuyên môn kĩ thuật

2010

2021

1

Đã qua đào tạo

14,6

26,2

2

Chưa qua đào tạo

85,4

73,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, 2022)

a) Tỉ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo có xu hướng giảm.

b) Tỉ lệ lao động có việc làm chưa qua đào tạo có xu hướng tăng. 

c) Chất lượng lao động ngày càng tăng phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá đất nước.

d) Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn do nước ta có xuất phát điểm nền kinh tế thấp.

Đáp án:

a) – Sai.           

b) – Sai.               

c) – Đúng.                 

d) – Đúng.


3. Dạng III: Câu trả lời ngắn Địa 12 Bài 7

Câu 1: Năm 2023 dân số nước ta là 100,3 triệu người, tỉ lệ dân số nam là 49,9%. Tính dân số nữ nước ta năm 2023. (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của triệu người)
Đáp án: 50,3

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau: 

Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 – 2021

(Đơn vị: %)                                   

                                        Năm

 

Nhóm tuổi

 

1999

 

2009

 

2019

 

2021

0 – 14 tuổi

33,1

24,5

24,3

24,1

15 – 64 tuổi

61,1

69,1

68,0

67,6

Từ 65 tuổi trở lên

5,8

6,4

7,7

8,3

(Nguồn: Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, 2009, 2019; Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2021)

Cho biết số dân trong nhóm 15 – 64 tuổi của năm 2021 của nước ta là bao nhiêu triệu người? (Biết tổng số dân nước ta năm 2021 là 98,5 triệu người) (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của triệu người).
  Đáp án: 66,6 triệu người 

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau: 

Lực lượng lao động và tổng số dân của nước ta giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị: triệu người) 

                                        Năm

 

Tiêu chí

 

2010

 

2015

 

2021

Lực lượng lao động

50,4

54,3

50,6

Tổng số dân 

87,1

92,2

98,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)

Cho biết tỉ lệ lao động so với tổng số dân của nước ta năm 2021 là bao nhiêu %? ( làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Đáp án: 51

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật 
ở nước ta năm 2010 và năm 2021

(Đơn vị: %)

                                        Năm

 

Trình độ chuyên môn 

kĩ thuật

 

2010

 

2021

Đã qua đào tạo

14,6

26,2

- Sơ cấp

3,8

6,8

- Trung cấp

3,4

4,1

- Cao đẳng

1,7

3,6

- Đại học trở lên

5,7

11,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, năm 2022)

Cho biết tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo của nước ta trong hai năm lần lượt là(làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 

Đáp án. 85,4% và 83,8%.

Câu 5: Theo thống kê, năm 2021 cả nước vẫn còn 3,2% lao động thất nghiệp và 3,1% lao động thiếu việc làm. Biết tổng số lao động của nước ta năm 2021 là 50,6 triệu người. Tính số lượng người lao động thất nghiệp của nước ta năm 2021? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của triệu người)
Đáp án:  1,6

Câu 6: Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật 
ở nước ta năm 2010 và năm 2021

(Đơn vị: %)

                                        Năm

 

Trình độ chuyên môn 

kĩ thuật

 

2010

 

2021

Đã qua đào tạo

14,6

26,2

- Sơ cấp

3,8

6,8

- Trung cấp

3,4

4,1

- Cao đẳng

1,7

3,6

- Đại học trở lên

5,7

11,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, năm 2022)

Từ năm 2010 đến năm 2021, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta tăng được bao nhiêu %?
(làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %)
Đáp án. 11,6

icon-date
Xuất bản : 11/11/2024 - Cập nhật : 11/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads