Chào mừng các em đến với phần trắc nghiệm đúng sai trả lời ngắn Địa lí 12 Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về sự phân hóa đa dạng của tự nhiên của Việt Nam. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.
Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững các đặc điểm địa lí quan trọng của nước ta!
Câu 1. Phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta được giới hạn từ
A. dãy Bạch Mã trở ra.
B. dãy Hoành Sơn trở vào.
C. đèo Hải Vân trở ra.
D. dãy Hoành Sơn trở ra.
Câu 2. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam của nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Sâu và hẹp.
B. Nông và rộng
C. Nông và hẹp
D.Sâu và rộng
Câu 3. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho khí hậu
A. cận nhiệt đới gió mùa cỏ mùa hạ ít mưa.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa cỏ mùa hạ nóng ẩm.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
D. cận xích đạo gió mùa cỏ mùa khô sâu sắc.
Câu 4. Từ đông sang tây thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành
A. vùng đồi núi, đồng bằng ven biển, biển và thềm lục địa.
B. vùng đồng bằng ven biển, đồi núi, biển và thềm lục địa.
C. vùng đồng bằng ven biển, biển và thềm lục địa, đồi núi.
D. vùng biển và thềm lục địa, đồng bằng ven biển, đồi núi.
Câu 5. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. cận xích đạo gió mùa.
C. ôn đới gió mùa trên núi.
D. nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 6. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta mang sắc thái
A. nhiệt đới gió ấm mùa.
B. cận nhiệt đới gió mùa.
C. xích đạo ẩm gió mùa.
D. ôn đới gió mùa trên núi.
Câu 7. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành
A. vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt.
B. nơi có khí hậu tử khô hạn đến ẩm ướt.
C. vùng núi cao, khí hậu mát mẻ quanh năm.
D. khu vực có mưa nhiều, khi hậu mát mẽ.
Câu 8. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?
A. Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.
B. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn hơn .
C. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
D. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
Câu 9. Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ trung bình trên 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
B. Nhiệt độ trung bình trên 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
C. Nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
D. Nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ,
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế, biên độ nhiệt trung bình nhỏ.
B. Khí hậu có mùa đông lạnh trong năm, chịu ảnh hưởng mạnh Tín phong
C. Thành phần thực vật thuộc vùng nhiệt đới, xích đạo, quanh năm nóng.
D. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn, thành phần nhiệt đới chiếm phần lớn.
Câu 11: Đặc điểm chung về tự nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ nước ta là
A. mở rộng với bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng và nông.
B. gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, đường bờ biển khúc khuỷu.
C. tiếp giáp với cácvùng biển sâu, thềm lục địa thu hẹp nhanh.
D. thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai đa dạng song kém màu mỡ.
Câu 12: Đặc điểm thiên nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. có mùa đông lạnh, các loài thực vật phương Bắc chiếm ưu thế.
B. gió mùa Đông Bắc suy giảm ảnh hưởng, tính nhiệt đới tăng dần.
C. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, có bốn cánh cung núi lớn.
D. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, có mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta?
A. Duy nhất có ở vùng núi Tây Bắc.
B. Nhiệt độ quanh năm dưới 150C.
C. Diện tích đất feralit có mùn lớn.
D. Các sinh vật ôn đới chiếm ưu thế.
Câu 14. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng núi rất phức tạp chủ yếu do nguyên nào sau đây?
A. Hướng các dãy núi và gió mùa.
B. Vị trí địa lí và hưởng các dãy núi.
C. Vị trí địa lí và độ cao địa hình
D. Gió mùa với độ cao của địa hình
Câu 15. Nguyên nhân chính làm cho vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới là
A. gió mùa Đông Bắc.
B. độ cao của địa hình.
C. gió mùa Đông Nam.
D. hương của dãy núi.
Câu 16. Sự khác nhau về thiên nhiên của Đông Trường Sơn và vùng Tây nguyên chủ yếu là do tác động của
A. gió mùa với độ cao của dãy núi Trường Sơn,
B. Tin phong bán cầu Bắc và hướng núi Bạch Mã.
C. gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn,
D. Tín phong bán cầu Bắc và độ cao núi Bạch Mã.
Câu 17. Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đa dạng.
B. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chuyên canh cây lương thực và ăn quả.
C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chủ yếu phát triển các cây lương thực.
D. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chỉ thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
Câu 18. Vì sao ở miền khí hậu phía Bắc của nước ta có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với miền khí hậu phía Nam?
A. Do gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nhiệt độ vào mùa đông.
B. Do miền khí hậu phía Bắc nằm gần đường chi tuyến Bắc.
C. Tiếp giáp với vùng Biên Đông rộng lớn và nhiều đồi núi.
D. Tiếp giáp với vùng Biển Đông, chịu ảnh hưởng gió mùa.
Câu 1: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 tại một số địa điểm ở nước ta năm
(Đơn vị: 0C)
Địa điểm |
Nhiệt độ trung bình năm |
Nhiệt độ trung bình tháng 1 |
Nhiệt độ trung bình tháng 7 |
Hà Nội |
25,0 |
18,6 |
30,6 |
Huế |
25,1 |
21,6 |
29,1 |
Cà Mau |
27,8 |
27,1 |
27,9 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2022, NXB thống kê Việt Nam, 2023)
a) Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn Huế. (Đ)
b) Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam. (Đ)
c) Cà Mau có biên độ nhiệt năm cao nhất. (S)
d) Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam do ảnh hưởng của vị trí địa lí, gió mùa, hình dáng lãnh thổ và địa hình. (Đ)
ĐÁP ÁN:
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
Câu 2: Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và Cần Thơ
a. Hà Nội có biên độ nhiệt nhỏ hơn Cần Thơ. (Đ)
b. Cần Thơ có mùa khô sâu sắc hơn Hà Nội. (S)
c. Hà Nội có một số tháng nhiệt độ dưới 200C là do ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc. (S)
d. Hà Nội có mùa khô ít sâu sắc hơn là do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào cuối mùa đông. (Đ)
ĐÁP ÁN:
a) Đúng
b) Sai
c) Sai
d) Đúng
Câu 3. Từ tháng 6 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc. Nửa đầu mùa đông, miền Bắc có thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông có thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ 160B trở vào Nam, khối khí lạnh đã bị suy yếu nên Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế.
a) Hoạt động của gió mùa Đông Bắc đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh.
b) Gió mùa Đông Bắc bị biến tính khi đi qua biển nên gây mưa phùn vào cuối mùa đông ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
c) Tín phong bán cầu Bắc là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
d) Gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân tạo nên mùa khô cho cả nước.
ĐÁP ÁN:
a) Đúng
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.
Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây đươc thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới.
a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.
b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc.
c) Vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.
d) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.
ĐÁP ÁN:
a) Đúng
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) năm 2022
(Đơn vị: 0C)
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Nhiệt độ |
18,6 |
15,3 |
23,1 |
24,8 |
26,8 |
31,4 |
30,6 |
29,9 |
29,0 |
26,2 |
26,0 |
17,8 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2023, NXB Thống kê Việt Nam, 2024)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt độ năm tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) năm 2022 (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của 0C).
Đáp án: 16,1.
Câu 2. Taị độ cao 1000 m trên dãy núi Hoàng Liên Sơn có nhiệt độ là 34°C, cùng thời điểm này nhiệt độ ở độ cao 2500 m là bao nhiêu °C? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C)
Đáp án: 25.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Lưu lượng dòng chảy tháng tại trạm Hà Nội trên sông Hồng
(Đơn vị.m’/s)
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lưu Lượng |
1022 |
905 |
853 |
1004 |
1578 |
3469 |
5891 |
6245 |
4399 |
2909 |
2024 |
1285 |
Căn cứ vào báng số liệu trên, tính lưu lượng dòng chảy trung bình năm tại trạm Hà Nội trên sông Hồng ( làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m3/s).
Đáp án: 2632
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Lưu lượng dòng chảy tháng tại trạm Hà Nội trên sông Hồng
(Đơn vị.m’/s)
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lưu Lượng |
1022 |
905 |
853 |
1004 |
1578 |
3469 |
5891 |
6245 |
4399 |
2909 |
2024 |
1285 |
Căn cứ vào báng số liệu trên, tính lưu lượng dòng chảy trung bình mùa lũ tại trạm Hà Nội trên sông Hồng ( làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m3/s).
Đáp án: 4583
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Lưu lượng dòng chảy tháng tại trạm Hà Nội trên sông Hồng
(Đơn vị.m’/s)
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lưu Lượng |
1022 |
905 |
853 |
1004 |
1578 |
3469 |
5891 |
6245 |
4399 |
2909 |
2024 |
1285 |
Căn cứ vào báng số liệu trên, tính lưu lượng dòng chảy trung bình mùa cạn tại trạm Hà Nội trên sông Hồng ( làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m3/s).
Đáp án: 1239
Câu 6: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và Cà Mau năm 2022
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau bao nhiêu? (Làm tròn đến 1 chữ số thập phân của 0C)
Đáp án: 2,8