logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Địa 12 Bài 8: Đô thị hóa

icon_facebook

Chào mừng các em đến với phần trắc nghiệm đúng sai trả lời ngắn Địa lí 12 Bài 8: Đô thị hóa . Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về đô thị hóa của Việt Nam. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững các đặc điểm địa lí quan trọng của nước ta!


1. Dạng I: Câu trắc nghiệm Địa 12 Bài 8 nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và dân số thành thị nước ta? 
A. Dân số thành thị nhiều hơn nông thôn.                       

B. Cả dân số thành thị và nông thôn đều tăng. 

C. Dân số thành thị tăng nhanh hơn nông thôn.         

D. Dân số nông thôn nhiều hơn thành thị. 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Phân bố đô thị đều theo vùng.                     

B. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

C. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại.                      

D. Trình độ đô thị hóa cao. 

Câu 3: Tỉ lệ dân thành thị nước ta chiếm khoảng 1/3 dân số cho thấy
A. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.                     

B. điều kiện sống ở thành thị khá cao.

C. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.                      

D. đô thị hóa chưa phát triển mạnh. 

Câu 4: Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là
A. phân bố đồng đều cả nước.                                   

B. đều có quy mô rất lớn. 

C. có nhiều loại khác nhau.                                      

D. cơ sở hạ tầng hiện đại. 

Câu 5: Đô thị nào ở nước ta được hình thành vào thế kỷ XI?
A. Phú Xuân.   

B. Thăng Long.                          

C. Hội An.           

D. Phố Hiên. 

Câu 6: Hiện nay, vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta? 
A. Đồng bằng sông Hồng.  

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

C. Bắc Trung Bộ.   

D. Đông Nam Bộ. 

Câu 7: Đô thị đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào thời gian nào?
A. Thế kỉ V trước Công nguyên.   

B. Đầu công nguyên

C. Thế kỉ III trước Công nguyên.   

D. Thế kỉ III sau Công nguyên. 

Câu 8. Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là
A. có nhiều loại đô thị khác nhau.                                      

B. Đều có quy mô rất lớn.

C. có cơ sở hạ tầng hiện đại.                                              

D. phân bố rất đồng đều.

Câu 9: Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa là
 A. mức sống dân thành thị ngày càng giảm.              

B. ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự,

C. tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng.                 

D. làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tê.        

Câu 10. Đô thị nước ta có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động chủ yếu do
A. có nhiều nhà đầu tư với năng lực vốn lớn. 

B. hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển.

C. tập trung số lượng lớn lao động có trình độ. 

D. cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông hiện đại.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp?
A. Địa giới được mở rộng. 

B. Mức sống được cải thiện.

C. Xuất hiện nhiều đô thị mới. 

D. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu.

Câu 11: Các đô thị ở nước ta hiện nay
A. chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.     

B. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao.

C. có thị trường tiêu thụ đa dạng.     

D. tập trung đa số đân cư cả nước.

Câu 12. Đô thị của nước ta chủ yếu là nhỏ, phân bố phân tán làm hạn chế đến

A. khả năng đầu tư phát triển kinh tế.                                        

B. xây dựng các nhà máy công nghiệp.

C. phân bố nguồn nhân lực đất nước.                                         

D. tác phong và lối sống của người dân

Câu 13. Khó khăn lớn nhất trong tiến hành đô thị hóa ở nước ta hiện nay là
A. thiểu không gian cho phát triển đô thị.                         

B. cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.

C. cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.                           

D. cơ sở hạ tầng nước ta còn yếu kém.

Câu 14. Phần lớn dân cư nước ta hiện đang sinh sống ở vùng nông thôn chủ yếu do
A. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.                               

B. sự di dân từ thành thị về nông thôn.

C. điều kiện sống ở nông thôn cao.                                  

D. nhiều ngành phát triển ở nông thôn

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây lãm cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây?
A. Mức sống người dân được nâng cao.                                    

B. Do ngành kinh tế phát triển mạnh.

C. Quá trình đô thị hóa tự phát mạnh mẽ.                                 

D. Công nghiệp hóa phát triển mạnh

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố không đều của mạng lưới đô thị của nước ta là
A. quy mô dân số và trình độ phát triển nông nghiệp.             

B. điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kinh tế.

C. trình độ phát triển kinh tế và tính chất nền kinh tế            

D. quá trình công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế.

Câu 17. Giải pháp nào sau đây có tính chất quyết định để làm giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị ở nước ta?
A. Phát triển, mở rộng mạng lưới các đô thị vừa và nhỏ.         

B. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn.

C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn.        

D. Giảm nhanh sự gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn.

Câu 18. Dân số nước ta tập trung phần lớn ở nông thôn, chủ yếu là do
A. đô thị chưa tạo ra sức hút lao động.               

B. địa hình khá bằng phẳng, giáp biển. 

C. trình độ phát triển kinh tế còn thấp.                  

D. sản xuất lúa gạo cần nhiều lao động


2. Dạng II: Câu trắc nghiệm đúng sai Địa 12 Bài 8

Câu 1. “Tăng trưởng kinh tế đô thị những năm gần đây đều trên 10%, cao gấp 1,5 – 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Các đô thị đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội, tạo đột phá đối với việc thu hút đầu tư, phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế khu vực đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Tuy nhiên, làm thế nào để tăng trưởng đô thị mà không gây sức ép tới tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ,…vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.”
a) Các đô thị đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. 

b) Lối sống đô thị đang làm cho các cùng nông thôn thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng cuộc sống sa sút,…

c) Các đô thị cũng đang đóng góp quan trọng vào vấn đề an sinh xã hội. 

d) Đô thị phát triển nhanh, phân tán sẽ làm cho việc sử dụng đất đai không hợp lí, hạn chế cơ hội cho thế hệ tương lai,…

ĐÁP ÁN:
a) – Đúng.               

b) – Sai.                  

c) – Đúng.                   

d) – Đúng. 

Câu 2: 

Tổng số dân và số dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1990 – 2021 

(Đơn vị: triệu người)

                                        Năm

 

Tiêu chí

 

1990

 

2000

 

2015

 

2021

Tổng số dân

66,9

77,6

92,2

95,8

Số dân thành thị

12,9

18,7

30,9

36,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2001, năm 2022)

a. Tổng số dân và số dân thành thị nước ta liên tục tăng trong giai đoạn 1990 – 2021. 

b. Từ năm 1990 đến năm 2021, số dân thành thị của nước ta tăng 23,7 triệu người.         

c.  Để thể hiện số dân thành thị trong tổng số dân của nước ta qua các năm, biểu đồ cột chồng
là thích hợp nhất. 

d. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta năm 1990 và năm 2021 lần lượt là 18,5% và 40,2 %. 

ĐÁP ÁN:

a) – Đúng.               

b) – Đúng.                

c) – Đúng.                   

d) – Sai.

Câu 3: Cho biểu đồ: 

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Địa 12 Bài 8: Đô thị hóa
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023) 

a. Đông Nam Bộ là vùng có số đô thị thấp nhất nước ta. 

b. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có số đô thị cao nhất nước ta. 

c. Số lượng đô thị không đồng đều giữa các vùng là do có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế. 

d. Đồng bằng sông Cửu Long có số đô thị cao hơn Đồng bằng sông Hồng do có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn.

ĐÁP ÁN:

a) – Sai.            

b) – Sai.               

c) – Đúng.                   

d) – Sai.

Câu 4: Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: 

Năm 2021, tỉ suất nhập cư của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ lần lượt là 4,8‰ và 17,9‰. Tỉ suất nhập cư của vùng Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên cùng đạt 1,4‰. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 1,3‰. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 0,9‰.

(Nguồn: niên giám thống kê các năm 2001, 2011, 2016, 2022)

a) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ suất nhập cư thấp nhất cả nước. 

b) Tỉ suất nhập cư của vùng Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung có tỉ suất nhập cư cao nhất nước ta. 

c) Tỉ suất nhập cư của vùng Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Tây Nguyên là 3,4 lần. 

d) Tỉ suất nhập cư của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỉ lệ cao nhất cả nước do thuận lợi về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế. 

ĐÁP ÁN:

a) – Đúng.             

b) – Sai.               

c) – Đúng.                   

d) – Đúng. 


3. Dạng III: Câu trả lời ngắn Địa 12 Bài 8

Câu 1: Năm 2023 dân số nước ta là 100,3 triệu người trong đó nam giới là 50 triệu người. Tính tỉ lệ dân số nam nước ta năm 2023. (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %)
Đáp án: 49,9

Câu 2: Cho bảng số liệu sau
Tổng số dân và số dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1990 – 2021
(Đơn vị: triệu người)
                                       

Câu 4: Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: 

Năm 2021, tỉ suất nhập cư của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ lần lượt là 4,8‰ và 17,9‰. Tỉ suất nhập cư của vùng Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên cùng đạt 1,4‰. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 1,3‰. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 0,9‰.

(Nguồn: niên giám thống kê các năm 2001, 2011, 2016, 2022)

a) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ suất nhập cư thấp nhất cả nước.

b) Tỉ suất nhập cư của vùng Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung có tỉ suất nhập cư cao nhất nước ta.

c) Tỉ suất nhập cư của vùng Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Tây Nguyên là 3,4 lần. 

d) Tỉ suất nhập cư của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỉ lệ cao nhất cả nước do thuận lợi về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế. 

ĐÁP ÁN:

a) – Đúng.             

b) – Sai.               

c) – Đúng.                   

d) – Đúng. 


3. Dạng III: Câu trả lời ngắn Địa 12 Bài 1

Câu 1: Năm 2023 dân số nước ta là 100,3 triệu người trong đó nam giới là 50 triệu người. Tính tỉ lệ dân số nam nước ta năm 2023. (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %)

Đáp án: 49,9

Câu 2: Cho bảng số liệu sau

Tổng số dân và số dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1990 – 2021

(Đơn vị: triệu người)

                                        Năm

Tiêu chí

 

1990

 

2000

 

2015

 

2021

Tổng số dân

66,9

77,6

92,2

95,8

Số dân thành thị

12,9

18,7

30,9

36,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2001, năm 2022)

Tính tốc độ tăng trưởng số dân thành thị nước ta năm 2021 so với năm 1990. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %).
Đáp án:  143

Câu 3: Năm 2023 dân số nước ta là 100,3 triệu người trong đó nam giới là 50 triệu người. Tính tỉ lệ dân số nữ nước ta năm 2023. (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %)
Đáp án: 50,1

Câu 4: Theo thống kê, năm 2021 cả nước vẫn còn 3,2% lao động thất nghiệp và 3,1% lao động thiếu việc làm. Biết tổng số lao động của nước ta năm 2021 là 50,6 triệu người. Tính số lượng người lao động cần giải quyết việc làm của nước ta năm 2021? (triệu người) (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của triệu người)
Đáp án:  3,2

Câu 5. Năm 2021, quy mô dân số nước ta là 95,8 triệu người; tỉ lệ dân thành thị nước ta là 38,2% (niên giám thống kê năm 2021). Vậy số dân thành thị nước ta năm 2022 là bao nhiêu triệu người? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của triệu người)
Đáp án: 36,6

Câu 6. Quy mô dân số nước ta năm 2021 là 98 504,4 nghìn người, trong đó dân thành thị là 36 563,3 nghìn người. Vậy tỉ lệ dân nông thôn năm 2021 của nước ta là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất).
Đáp án: 62,9

icon-date
Xuất bản : 11/11/2024 - Cập nhật : 11/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads