logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Địa 12 Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

icon_facebook

Chào mừng các em đến với phần trắc nghiệm đúng sai trả lời ngắn Địa lí 12 Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững các đặc điểm địa lí quan trọng của nước ta!


1. Dạng 1: Trắc nghiệm Địa 12 Bài 29 nhiều phương án lựa chọn

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ?

A. Tất cả các tỉnh của vùng đều có đường bờ biển và đường biên giới.

B. Lãnh thổ của vùng kéo dài theo chiều Bắc – Nam và hẹp theo chiều Đông - Tây

C. Phía tây tiếp giáp với Lào nên thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế cửa khẩu

D. Quần đảo Côn Sơn là bộ phận lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ, nằm trên Biển Đông.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với thế mạnh tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ?
A. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho quy hoạch phát triển kinh tế.

B. Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

C. Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất cây công nghiệp hàng năm,

D. Cát trắng và khí tự nhiên là tài nguyên khoáng sản quan trọng bậc nhất của vùng.

Câu 3. Dân số của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là
A. số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

B. tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân nông thôn.

C. Ba Na, Cơ Ho là các dân tộc thiểu số chủ yếu của vùng.

D. số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với thế mạnh kinh tế – xã hội để phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta.

B. Tỉ lệ dân số nhập cư thấp nên không gây sức ép đến việc làm.

C. Mật độ trung tâm công nghiệp dày đặc nhất cả nước.

D. Là địa bàn thu hút đông đảo lao động có chuyên môn cao.

Câu 5. Trong phát triển kinh tế, vùng Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với hạn chế về tự nhiên là
A. cát lấn, cát bay và hoang mạc hoá.

B. thiếu nước nghiêm trọng vào đầu mùa hạ.

C. ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

D. ngập lụt trên diện rộng vào thời kì mùa mưa.

Câu 6. Vùng Đông Nam Bộ có khả năng phát triển mạnh các ngành kinh tế có trình độ khoa học kĩ thuật cao là do
A. nguồn lao động có trình độ và chuyên môn đào tạo chiếm tỉ lệ cao.

B. vị trí địa lí thuận lợi, tiếp giáp với các vùng giàu tiềm năng.

C. tài nguyên thiên nhiên phong phú và có vùng biển giàu tiềm năng.

D. chú trọng vào việc đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp ở mỗi địa phương. 

Câu 7. Những ngành công nghiệp mới của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là sử dụng
A. hợp lí các thế mạnh về tự nhiên của vùng.

B. lợi thế về thị trường và nguồn lao động dồi dào.

C. công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.

D. lợi thế về thị trường của vùng tiếp giáp.

Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng với ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ?
A. Là ngành kinh tế mới được chú trọng phát triển trong thời gian gần đây.

B. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là khoáng sản và hàng tiêu dùng.

C. Vùng có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải và ngày càng hoàn thiện.

D. Vùng có nhiều di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới.

Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng với ngành nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
A. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.

B. Chè và cà phê là cây trồng chủ lực của vùng.

C. Chăn nuôi gia súc lớn đang được chú trọng phát triển.

D. Trồng và phát triển các nông sản cận nhiệt.

Câu 10. Các cây công nghiệp chủ lực của vùng Đông Nam Bộ là:
A. cà phê, cao su, chè.                                            

B. chè, lạc, mía.

C. cao su, chè, điều.                                                  

D. cao su, điều, hồ tiêu.

Câu 11. Lợi thế nổi bật nhất để Đông Nam Bộ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là
A. địa hình tương đối bằng phẳng và có đất ba-dan, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích lớn.

B. thị trường tiêu thụ rộng lớn và có các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp phát triển.

C. khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn và phân hoá thành hai mùa rõ rệt.

D. nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với ngành lâm nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
A. Hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng được chú trọng.

B. Phần lớn diện tích rừng của vùng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

C. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của vùng

D. Khai thác gỗ và chế biến lâm sản là hoạt động chính của ngành.

Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng với tình hình phát triển ngành thuỷ sản của vùng Đông Nam Bộ hiện nay?
A. Vùng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước.

B. Sản lượng thuỷ sản khai thác lớn hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

C. Hạn chế của ngành là chưa chú trọng vào việc đánh bắt xa bờ.

D. Khai thác hải sản được chú trọng phát triển ở tất cả các địa phương trong vùng.

Câu 14. Để đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, vùng Đông Nam Bộ cần phải chú trọng tới các vấn đề nào sau đây?
A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số và khai thác hợp lí tài nguyên.

B. Đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và thu hút lao động từ các vùng khác đến.

C. Bảo vệ môi trường và tập trung phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.

D. Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình phát triển ngành giao thông vận tải của vùng Đông Nam Bộ?
A. Vùng là đầu mối giao thông lớn nhất của các tỉnh phía nam ở nước ta.

B. Có đầy đủ các loại hình vận tải, ngày càng hoàn thiện và hiện đại.

C. Mạng lưới giao thông đường sắt dày đặc kết nối với các nước láng giềng. 

D. Có cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất các nước.

Câu 16. Những nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho các ngành công nghệ cao phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ?
A. Chính sách hợp lí, lao động chuyên môn tốt, nguồn đầu tư lớn.

B. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài,

C. Thị trường được mở rộng, nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển.

D. Nguyên liệu phong phú, cơ sở kĩ thuật tốt, năng lượng đảm bảo.

Câu 17. Hiệu quả kinh tế chủ yếu mà cây công nghiệp lâu năm mang lại ở vùng Đông Nam Bộ là
A. thu hút nguồn vốn lớn nhất cả nước, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở nước ta.

B. tạo ra các mặt hàng tuất khẩu chủ lực, giải quyết việc làm, phân bố dân cư.

C. nâng cao thu nhập cho người dân, hình thành cơ sở chế biến có quy mô lớn,

D. thu hút được nhiều lao động từ các vùng khác, phân bố lao động trong vùng.

Câu 18. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. bảo vệ môi trường đi đôi với việc đổi mới công nghệ.

B. tăng cường đầu tư và nâng cấp mạng lưới giao thông.

C. hình thành nhiều khu chế xuất và khu công nghệ cao.

D. chủ trong việc khai thác khoáng sản, khai thác rừng.


2. Dạng II: Trắc nghiệm đúng sai Địa 12 Bài 29

Câu 1. Cho thông tin sau:

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm: TP. Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng có diện tích 23.551,5 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước. Dân số của Vùng năm 2022 là 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao; là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế. Vùng Đông Nam Bộ có các ngành công nghiệp chủ lực dẫn đầu cả nước, như: công nghiệp dầu khí, điện tử, dệt may, da giày và chế biến lương thực, thực phẩm. Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa và tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước. Vùng còn có hệ thống cảng biển nước sâu với năng lực vận chuyển hàng hóa chiếm 62% khối lượng hàng hóa vận chuyển container qua cảng biển toàn quốc.

a) Đông Nam Bộ là vùng có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao nhất cả nước. 
b) Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa cao nhất do có vị trí địa lí thuận lợi. 
c) Ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ rất phát triển do vùng có hệ thống cảng biển nước sâu với năng lực vận chuyển hàng hóa lớn. 
d) Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông lớn nên số lượt vận chuyển hành khách và hàng hóa của vùng ngày càng tăng.

Đáp án:

a) - Đúng

b) - Sai

c) - Sai

d) - Đúng

Câu 2. Cho thông tin sau:

Dân số của Đông Nam Bộ năm 2022 là 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước. Vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao; là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế. Vùng có các ngành công nghiệp chủ lực dẫn đầu cả nước, như: công nghiệp dầu khí, điện tử, dệt may, da giày và chế biến lương thực, thực phẩm. Tốc độ đô thị hóa và tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước. Vùng còn có hệ thống cảng biển nước sâu với năng lực vận chuyển hàng hóa lớn.

a) Đông Nam Bộ là vùng có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao nhất cả nước. 
b) Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa cao nhất do có vị trí địa lí thuận lợi. c) Ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ rất phát triển do vùng có hệ thống cảng biển nước sâu với năng lực vận chuyển hàng hóa lớn. 
d) Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông lớn nên số lượt vận chuyển hành khách và hàng hóa của vùng ngày càng tăng.

Đáp án:

a) - Đúng

b) - Sai

c) - Sai

d) - Đúng

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Một số chỉ tiêu của hoạt động nội thương vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2010-2021

Năm

2010

2015

2020

2021

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Nghìn tỉ đồng)

616,1

1070,9

1570,1

1224,2

Số lượng (siêu thị)

170

212

290

287

Số lượng trung tâm thương mại (trung tâm)

36

57

68

67

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2016, 2021)

a) Số lượng trung tâm thương mại của Đông Nam Bộ, giai đoạn 2010-2021 tăng liên tục. b) Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại lớn thể hiện sự phát triển của hoạt động nội thương vùng Đông Nam Bộ. 
c) Siêu thị có tốc độ tăng nhanh hơn trung tâm thương mại. 
d) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn do sức mua trong dân cư lớn.

Đáp án:

a) - Sai

b) - Đúng

c) - Sai

d) - Đúng

Câu 4: Cho bảng số liệu:

Số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ, giai đoạn 2005-2021 

Năm

2005

2010

2015

2021

Số lượt hành khách vận chuyển (triệu lượt người)

297,2

624,6

1079,0

553,6

Số lượt hàng hóa vận chuyển (triệu tấn)

71,0

135,3

205,0

286,7

(Nguồn : Tổng cục thống kê 2011, 2016, 2022).

a. Số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ có xu hướng tăng. 
b. Số lượt hành khách vận chuyển tăng nhanh hơn khối lượng hàng hóa vận chuyển. 
c. Khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ ngày càng cao do sản xuất phát triển, mở rộng thị trường. 
d. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2021 là cột ghép. 
Đáp án:

a) - Đúng

b) - Sai

c) - Đúng

d) - Sai


3. Dạng III: Câu trả lời ngắn Địa 12 Bài 29

Câu 1: Năm 2021, sản lượng thủy sản khai thác của Đông Nam Bộ là 374,1 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng là 144,2 nghìn tấn. Hỏi sản lượng khai thác chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng sản lượng thủy sản? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất)
Đáp án: 72,2

Câu 2: Năm 2021 số dân thành thị của Đông Nam Bộ là 12165 nghìn người, số dân nông thôn là 6150 nghìn người. Tính tỉ trọng dân thành thị trong tổng số dân của Đông Nam Bộ năm 2021 (Làm tròn đến số thập phân thứ nhất của %).
Đáp án: 66,4

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Diện tích một số cây công nghiệp lâu năm vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2010-2021

(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

2010

2015

2021

Cây công nghiệp lâu năm

792,7

808,0

804,3

- Cao su

441,4

546,0

547,6

- Điều

225,7

187,4

192,6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2011, 2022)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, tỉ trọng diện tích cây cao su so với tổng diện tích cây công nghiệp của Đông Nam Bộ năm 2021 (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %).
Đáp án: 68,0.

Câu 4: Năm 2021, GDP của ĐNB chiếm 30% GDP của nước ta. Tính quy mô GDP của ĐNB năm 2021, tổng GDP nước ta năm 2021 là 366,1 tỉ USD.  (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của tỉ USD).
Đáp án: 109,8

Cho bảng số liệu sau:

Diện tích một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ năm 2010 và 2021

Loại cây

Năm 2010

Năm 2021

Đông Nam Bộ (nghìn ha)

Cả nước

(nghìn ha)

Đông Nam Bộ (nghìn ha)

Cả nước

(nghìn ha)

Cao su

441,4

752,0

547,6

931,3

Điều

225,7

373,7

192,6

314,2

Hồ tiêu

25,3

51,5

38,3

125,6

(Nguồn niên giám thống kê 2011, 2022)

Câu 5: Tính tỷ trọng diện tích cây cao su của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2021. (Làm tròn đến số thập phân thứ nhất)
Đáp án: 58,8

Câu 6: Tính tốc độ tăng trưởng diện tích cây điều của cả nước năm 2021.
Đáp án: 124

icon-date
Xuất bản : 12/11/2024 - Cập nhật : 12/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads