logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Địa 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

icon_facebook

Chào mừng các em đến với phần trắc nghiệm đúng sai trả lời ngắn Địa lí 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững các đặc điểm địa lí quan trọng của nước ta!


1. Dạng 1: Trắc nghiệm Địa 12 Bài 32 nhiều phương án lựa chọn

 Câu 1. Diện tích Biển Đông rộng khoảng
  A. 3 triệu km².                                                                         

B. 3,447 triệu km².

C. 3,8 triệu km².                                                                      

D. 4,5 triệu km².

Câu 2. Biển Đông nằm trong khoảng
A. từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

B. từ vĩ độ 4°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 105°Đ.

C. từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 109°Đ đến kinh độ 117°20'Đ.

D. từ vĩ độ 5°N đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 117°20'Đ. 

Câu 3. Vùng biển của quốc gia nào sau đây không tiếp giáp với vùng biển Việt Nam?
A. Bru-nây.              

B. Ma-lai-xi-a.                   

C. Phi-lip-pin.                  

D. Mi-an-ma.

Câu 4. Tình nào sau đây không giáp biển?
A. Nghệ An.             

B. Quảng Nam.                  

C. Gia Lai.                       

D. Khánh Hoà.

Câu 5. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Đà Nẵng.               

B. Quy Nhơn.                 

C. Lai Châu.                      

D. Khánh Hoà.

Câu 6. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Thừa Thiên Huế.          

B. Quảng Nam.           

C. Đà Nẵng.                     

D. Quảng Ngãi.

Câu 7. Đảo Phú Quý thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Quảng Ninh.                

B. Quảng Ngãi.            

C. Đà Nẵng.                     

D. Bình Thuận.

Câu 8. Vịnh biển Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Phú Yên.                   

B. Bình Thuận.                  

C. Bình Định.                  

D. Khánh Hoà.

Câu 9. Một số bãi biển của nước ta được sắp xếp lần lượt từ Bắc vào Nam là:
A. Trà Cổ, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Mỹ Khê.

B. Trà Cổ, Non Nước, Cửa Lò, Mỹ Khê.

C. Trà Cổ, Cửa Lò, Thiên Cầm, Mỹ Khê.

D. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Thiên Cầm.

Câu 10. Tài nguyên khoáng sản nào có ý nghĩa quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa của nước ta?
A. Vàng và đá vôi.

B. Ti-tan và cát thuỷ tinh.

C. Sa khoáng.

D. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 11. Tiềm năng sản xuất muối của nước ta lớn nhất ở vùng ven biển
A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Câu 12. Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng biển?
A. 32.                    

B. 34.                       

C. 33.                             

D. 35.

Câu 13. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để
A. khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

B. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

C. giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

D. tiến hành mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng với hướng chung trong giải quyết các tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông?
A. Kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp bất đồng ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia.

B. Giải quyết tranh chấp bất đồng ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, các bên cùng phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội.

C. Tham gia thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung của các bên về ứng xử ở Biển Đông, các bên cùng phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội.

D. Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, đánh bắt xa bờ. 

Câu 15. Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về quốc phòng là
A. căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển.

B. xây dựng các cảng biển và trú ẩn cho ngư dân,

C. Cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển.

D. tạo ra các cảnh quan du lịch hấp dẫn du khách.

Câu 16. Ý nghĩa về mặt xã hội của hệ thống đảo và quần đảo ở nước ta là
A. phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản, du lịch biển đảo.

B. cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng thềm lục địa.

C. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.

D. bảo vệ chủ quyền ở ven biển, căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi.

Câu 17. Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên biển và hải đảo là cơ sở thuận lợi để
A. phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.              

B. giải quyết việc làm, thu hút nhà đầu tư.

C. giữ vững an 1 quốc phòng đất nước.                    

D. nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

Câu 18. Biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh và sự phát triển lâu dài của các nước tại Biển Đông là
A. tăng cường đối thoại hợp tác giữa các nước.

B. tăng cường sức mạnh quân sự của từng nước.

C. khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển.

D. duy trì sự hiện diện quân sự của các nước lớn.


2. Dạng II: Trắc nghiệm đúng sai Địa 12 Bài 33

Câu 1: Cho thông tin sau:
Biến, đào nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên dôi dào, bao gồm tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản, tài nguyên du lịch cùng những điều kiện khác giúp nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biến.

A. Vùng biển nước ta có hàng trăm loài cá, hàng nghìn loài giáp xác, nhuyễn thế, rong biển, chim biển,...

B. Dầu khí có trữ lượng khá lớn với vài tí tấn dầu và hàng trăm tỉ m³ khí.

C. Nước ta có nhiều đảo và quần đảo có giá trị du lịch như Cát Bà, Phú Quý, Phú Quốc,...

D. Các bãi biển ở miền Trung có thềm lục địa nông, mở rộng.

Đáp án:

a) - Sai

b) - Đúng

c) - Đúng

d) - Sai

Câu 2: Cho thông tin sau: 

Phát triển tổng hợp kinh tế biến là khai thác các tài nguyên biển đồng thời phát triển
các ngành kinh tế liên quan đến biển. Các ngành kinh tế hỗ trợ lẫn nhau mang lại hiệu quả
kinh tế và môi trường.

A. Dịch vụ biển thúc đẩy phát triển các ngành giao thông vận tải biển và khai thác. nuôi trồng hải sản, bảo tồn văn hoá biển.
B. Giao thông vận tải biển thúc đấy các hoạt động ngoại thương, kết nối biển, đảo với đất liền, an ninh quốc phòng biển, đảo.
C. Khai thác khoáng sản biển thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, hình thành khu kinh tế ven biển, tuy nhiên trong khai thác cần chú ý đến bảo vệ môi trường biển.
D. Khai thác, nuôi trồng hải sản thúc đấy công nghiệp chế biến và hỗ trợ cho phát triển du lịch biển, đồng thời bảo vệ môi trường biển.

Đáp án:

a) - Đúng

b) - Đúng

c) - Đúng

d) - Đúng

Câu 3: Cho thông tin sau:
Biển Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2, thuộc Thái Bình Dương. Các nước có chung biển Đông với Việt Nam là Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia. Biển Đông có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc trưng cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

A. Biển Đông là vùng biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương. (S)
B. Tất cả các quốc gia giáp biển Đông đều thuộc khu vực Đông Nam Á. (S)
C. Biển Đông có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. (Đ)
D. Biển Đông có tài nguyên thiên nhiên phong phú chủ yếu do vị trí địa lí, dòng hải lưu,… (Đ)

a) - Sai

b) - Sai

c) - Đúng

d) - Đúng

Câu 4. Cho thông tin sau:
  Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng nước ta. Việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam. Cần kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp bất đồng ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

a) Việc xác định chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn,
b) Về kinh tế, các đảo và quần đảo là điều kiện để nước ta khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển.
c) Để giải quyết tranh chấp giữa hai quốc gia trong vấn đề biển, đảo, cần phải có ít nhất một quốc gia khác hiểu rõ về lịch sử của hai nước.
d) Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là giới hạn để xác định đường cơ sở, từ đó xác định các bộ phận của vùng biển.

Đáp án:

a) - Đúng

b) - Đúng

c) - Sai

d) - Đúng


3. Dạng III: Câu trả lời ngắn Địa 12 Bài 33

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời các câu 1,2, 3

Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của ngành vận tải đường biển ở nước ta giai đoạn 2010-2021              

               Năm

Tiêu chí

2010

 

2015

 

2020

 

2021

 

Khối lượng vận chuyển (triệu tấn)

61,6

 

60,8

 

76,1

 

70,0

 

Khối lượng luân chuyển (tỉ tấn.km)

45,5

131,8

 

152,6

 

70,1

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, năm 2022)

Câu 1: Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2021 tăng gấp bao nhiêu  lần so với năm 2010. ( làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
Đáp án: 1,2

Câu 2: Khối lượng hàng hoá luân chuyển năm 2021 tằn gấp bao nhiêu lần so với năm 2010. ( làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất 
Đáp án: 1,5

Câu 3: Tính cự li vận chuyển trung bình của nước ta năm 2021. ( làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của km
Đáp án: 1001

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Sản lượng khai thác hải sản biển của nước ta, giai đoạn 2000-2021 

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm 

2000

2010

2015

2021

Sản lượng khai thác hải sản biển

1660,1

2273,4

2988,1

3743,8

Trong đó: cá biển

1075,3

1664,8

2235,1

2922,3

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, năm 2001, 2022)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác hải sản biển của nước ta, năm 2021 so với năm 2000 (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất).
* Đáp án: 225,5%.

icon-date
Xuất bản : 13/11/2024 - Cập nhật : 13/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads