logo

Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

icon_facebook

Chào mừng các em đến với phần Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 8. Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế ở nước ta. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trắc nghiệm, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế nhé!


Dạng 1: Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 8 nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?

a. Công dân không được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
b. Bình đẳng trong kinh doanh không có nghĩa là công dân được lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh và hình thức kinh doanh.
c. Khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải đăng kí thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
d. Nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh là chỉ chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh.

Câu 2: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:

A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

Câu 3: Nghĩa vụ của công dân về kinh doanh là:

A. Tuân thủ quy định của HIến pháp và pháp luật về kinh doanh
B. Tông trọng quyền tự do kinh doanh của người khác
C. Kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?

A. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh.
C. Tự do tìm kiếm thị trường.
D. Sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Các quyền về kinh doanh bao gồm:

A. Quyền bình đẳng về kinh doanh
B. Tất cả các phương án trên
C. Quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh
D. Quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

Câu 6: Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là gì?

A. Thu lợi nhuận.
B. Phát triển thương hiệu.
C. Mở rộng thị trường.
D. Nộp thuế cho Nhà nước.

Câu 7: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước được dùng vào công việc gì?

A. Chi trả lương cho công chức.
B. Tích luỹ cá nhân.
C. A và D
D. Xây dựng trường học công.

Câu 8: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong quản lí thuế?

A. Khai thuế chính xác, trung thực.
B. Nộp tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn.
C. Gây phiền hà tới người nộp thuế.
D. Sử dụng mã thuế theo quy định pháp luật.

Câu 9: Khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” thuộc Hiến pháp nào?

A. Điều 31 Hiến pháp năm 2013.
B. Điều 32 Hiến pháp năm 2013.
C. Điều 33 Hiến pháp năm 2013.
D. Điều 34 Hiến pháp năm 2013.

Câu 10: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?

A. Sản xuất
B. Từ thiện.
C. Trao đổi hàng hoá
D. Dịch vụ.

Câu 11: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc gì?

A. Chi trả lương cho công chức.
B. Tích luỹ cá nhân.
C. Làm đường xá, cầu cống.
D. Xây dựng trường học công.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của người nộp thuế?

A. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
B. Khai thuế chính xác, trung thực.
C. Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Câu 13: Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là:

A. sự tự nguyện của công dân.
B. nộp tiền cho Nhà nước.
C. không bắt buộc đối với công dân.
D. nghĩa vụ của công dân.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ. 
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 16: Gia đình bà Hoa mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (có đăng kí kinh doanh) nhưng bà Hoa bán thêm cả các mặt hàng điện tử. Hàng tháng bà Hoa vẫn nộp đầy đủ thuế đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng, nhưng không đóng thuế các mặt hàng điện tử. Theo bà Hoa, những mặt hàng kinh doanh không có trong Giấy phép kinh doanh thì không phải nộp thuế. Những sai phạm của bà Hoa trong hoạt động kinh doanh là gì?

A. Bà Hoa không có sai phạm gì trong kinh doanh.
B. Bà Hoa kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký.
C. Bà Hoa vi phạm pháp luật vì trốn thuế.
D. Bà Hoa có nhiều sai phạm trong kinh doanh như: kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký từ đó kiếm lợi nhuận và trốn thuế.

Câu 17:Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?

A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Sản phẩm.
D. Thuế.

Câu 18: Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về:

A. Đạo đức trong kinh doanh.
B. Mặt hàng kinh doanh.
C. Đăng ký và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
D. Quyền công dân trong kinh doanh.

Câu 19: Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây không bị nghiêm cấm?

A. Kinh doanh mại dâm.
B. Kinh doanh pháo pháo nổ.
C. Kinh doanh rượu, bia.
D. Kinh doanh động vật hoang dã.

Câu 20: Thuế là khoản đóng góp có tính chất:

A. tự nguyện.
B. bắt buộc.
C. ủng hộ nhân đạo.
D. quyên góp.


Dạng II: Trắc nghiệm đúng sai KTPL 12 Bài 8

Câu 1: 

Từ năm 2018, ông M thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất G với ngành nghề kinh doanh dầu nhớt, phụ tùng xe gắn máy. Trong thời gian kinh doanh, ông M nhận thấy khách hàng ưa chuộng các phụ tùng xe gắn máy hiệu H và dầu nhớt hiệu K nên nảy sinh ý định làm giả sản phẩm của các thương hiệu này bán cho khách hàng để thu lợi. Ông M chỉ đạo nhân viên thiết kế các mẫu tem xác nhận hàng chính hãng và thuê người in nhiều mẫu tem để sử dụng, sau đó ông cùng vợ đến một số chợ trong khu vực tìm mua các phụ tùng xe gắn máy, dầu nhớt chất lượng kém đem về đóng gói, dán tem làm giả sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, bán ra thị trường cho khách với giá thấp hơn hàng chính hãng từ 10% - 15%. Băng thủ đoạn đó, trong thời gian gần 2 năm, vợ chồng ông M đã sản xuất số lượng hàng giả có giá trị tương đương hàng thật hơn 750 triệu đồng, thu lợi khoảng 300 triệu đồng.

a) Hành vi làm giả hàng hóa các thương hiệu nổi tiếng để thu lợi nhuận là vi phạm quyền mở rộng kinh doanh của công dân. 

Sai đây là hành vi vi phạm quyền tự chủ đăng ký kinh doanh, ở đây ông M lợi dụng việc thành lập công ty để bán một số hàng hóa không có trong danh mục đăng ký.

b) Ông M cùng vợ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật của mình. 

Đúng, với giá trị làm hàng giả lên tới 300 triệu đồng, hành vi của ông M và vợ có thể sẽ bị xử lý hình sự.

c) Ông M vừa vi phạm nghĩa vụ kinh doanh vừa vi phạm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

Đúng hành vi làm hàng giả của ông M đã vi phạm nội dung quyên kinh doanh, đồng thời gián tiếp làm ảnh hưởng đến việc thu thuế của nhà nước.

d) Việc thành lập doanh nghiệp của ông M thể hiện quyền của công dân về kinh doanh.

Đúng, ông M đã thực hiện quyền của công dân về tự chủ đăng ký kinh doanh.

Câu 2:

Anh D hoạt động trong lĩnh vực xuất bản phần mềm cho máy tính. Ngay khi nhận được khoản thu nhập đầu tiên từ công việc, anh D đã chủ động tìm hiểu thông tin về việc nộp thuế để thực hiện nghĩa vụ của mình. Anh D trực tiếp đến cơ quan thuế đề nghị hỗ trợ và được cán bộ cơ quan thuế cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ nộp thuế. Sau khi nắm được thông tin, anh D đăng kí mã số thuế cá nhân, kê khai đầy đủ thông tin về thu nhập của bản thân và nộp đủ số tiền thuế theo quy định của pháp luật. Thời gian sau đó, mỗi khi đến kì nộp thuế, anh D luôn chủ động khai thuế và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.

a) Anh D vừa thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh vừa thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. 

Đúng, anh đã tuân thủ các quy định về kinh doanh cũng như thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nộp thuế.

b) Việc anh D được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến việc nộp thuế của bản thân thể hiện cơ quan thuế đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. 

Đúng, cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp chính xác đầy đủ các thông tin liên quan đến việc nộp thuế của công dân. 

c) Anh D đã thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh. 

Sai, việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế là thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

d) Việc đăng ký mã số thuế cá nhân của anh D là thực hiện quyền của công dân về nộp thuế. 

Sai, đây là thể hiện nghĩa vụ của công dân về nộp thuế, công dân theo quy định phải có nghĩa vụ đăng ký mã số thuế với cơ quan nhà nước.

Câu 3:

Trên cùng địa bàn một huyện có anh D là chủ hai doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi; anh K là giám đốc một công ty tư nhân có chị P là kế toán, còn anh V là nhân viên của anh K. Để tăng vốn kinh doanh, anh K chỉ đạo chị P là kế toán kê khai không đầy đủ số tiền thuế phải nộp của công ty nên anh K đã bị cơ quan chức năng xử phạt. Nghi ngờ anh V là tố cáo hành vi của mình, anh K cổ tỉnh trì hoãn đóng bảo hiểm xã hội cho anh V như đã cam kết. Bức xúc, anh V tự ý nghỉ việc ở công ty của anh K và sang làm việc cho anh D. Một lần chứng kiến anh D bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi cung cấp sản phẩm không đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã công bố, anh V đã kể lại sự việc cho vợ mình là chị T. Vô tình phát hiện việc anh D bị xử phạt, chị P đã viết và đăng bài xuyên tạc về doanh nghiệp của anh D lên mạng xã hội khiến lượng khách hàng của anh D giảm sút.

a) Anh D và anh K đều được thực hiện quyền của công dân về kinh doanh. 

Đúng, vì cả 2 anh đều được cơ quan chức năng cấp phép thành lập doanh nghiệp để kinh doanh.

b) Anh K thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh nhưng vi phạm nghĩa vụ nộp thuế đối. 

Sai vì một trong những nghĩa vụ của chủ thể khi kinh doanh là phải nộp thuế đúng quy định vì vậy anh K vừa vi phạm nghĩa vụ kinh doanh vừa vi phạm nghĩa vụ nộp thuế.

c) Anh K vừa vi phạm trách nhiệm kinh tế vừa vi phạm trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh. 

Sai, hành vi kê khai không đúng thuế và trì hoãn đóng bảo hiểm cho nhân viên là vi phạm trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

d) Anh K và anh D đều chưa thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh.

Đúng cả hai anh đều vi phạm nghĩa vụ kinh doanh, anh K kê khai chưa đầy đủ thông tin về thuế còn anh D bán sản phẩm không đảm bảo chất lượng đã cam kết.

Câu 4:

Công ty xăng dầu X có ông T là giám đốc, anh Q là phó giám đốc, anh V là trưởng phòng kinh doanh, anh S là kế toán, anh U là thủ quỹ. Theo yêu cầu của ông T, anh Q đã chỉ đạo anh V pha chế xăng giả theo hướng dẫn của anh Q để đưa ra thị trường nên bị người dân làm đơn tố cáo. Cho rằng anh U cấu kết với anh S để tố cáo mình, ông T đã sa thải anh U và chỉ đạo anh Q tạo bằng chứng giả vu khống anh S vi phạm quy chế chuyên môn sau đó chuyển anh S xuống bộ phận hành chính. Khi biết được lý do mình bị điều chuyển công việc, anh S đã bí mật sao chép công thức pha chế xăng già rồi tự ý nghi việc. Có được công thức này, anh S đã cùng anh M bạn thân hiện đang thất nghiệp pha chế xăng giả rồi tiêu thụ cho một số đại lý nhỏ trên địa bàn. 

a) Ông T vi phạm, anh Q không vi phạm nội dung nghĩa vụ của công dân về kinh doanh. 

Sai, ở đây ông T và anh Q đều là lãnh đạo công ty tức là chủ thể kinh doanh nên cả 2 người đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

b) Ông T và anh S phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi pha chế xăng giả để bán cho khách hàng.

Đúng, đây là hành vi gây thiệt hại về lợi ích cho người tiêu dùng ngoài việc có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự, ông T và anh S phải bồi thường về dân sự cho khách hàng.

c) Ông T chưa thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý khi tiến hành kinh doanh. 

Đúng, hành vi pha chế xăng giả là vi phạm trách nhiệm pháp lý vì đã kinh doanh không đúng hành vi này cũng vi phạm trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp khi sản xuất những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. 

d) Anh V không vi phạm nghĩa vụ kinh doanh của công dân. 

Sai, hành vi pha chế xăng giả của anh V theo chỉ đạo của ông T và anh Q là cũng đã vi phạm nghĩa vụ kinh doanh của công dân.

Câu 5: 

Bà H là Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, mở cửa hàng bán đồ dùng gia đình sau khi được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Từ khi thành lập doanh nghiệp, bà H tự đầu tư vốn, tự thuê người bán hàng. Doanh số bán hàng hằng ngày của cửa hàng được kê khai đầy đủ, chính xác, đến hạn nộp thuế, bà tự giác kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ. Sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, bà H tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vốn đầu tư của bà H được ghi chép đầy đủ vào số kế toán, nhưng lại không đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh.

a) Bà H chưa được thực hiện quyền của công dân về kinh doanh. Sai, thông tin trên cho thấy bà H đã được thực hiện quyền kinh doanh của mình thông qua việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và kinh doanh theo quy định.

b) Hoạt động kê khai, và nộp thuế đầy đủ cho cơ quan chức năng là thể hiện nghĩa vụ kinh doanh của bà H. 

Đúng, đây là nghĩa vụ mà mỗi chủ thể kinh doanh phải thực hiện.

c) Bà Quyên không cần đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh khi tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp mình là phù hợp. 

Sai vì việc tăng vốn so với đăng ký ban đầu phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

d) Bà H là doanh nghiệp tư nhân nên bà không cần phải thực hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. 

Sai, mọi doanh nghiệp đều có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp, thể hiện thông qua việc sản xuất kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng.

icon-date
Xuất bản : 14/11/2024 - Cập nhật : 14/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads