Chào mừng các em đến với phần Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 5. Lập kế hoạch kinh doanh. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về cách Lập kế hoạch kinh doanh. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trắc nghiệm, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.
Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững cách lập kế hoạch kinh doanh nhé!
Câu 1: Đọc trường hợp dưới đây:
Một doanh nghiệp nhỏ phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Qua khảo sát thị trường, sản phẩm, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh cho thấy: Xu hướng của người tiêu dùng ở khu vực này đang quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và thực phẩm hữu cơ. Thị trường ở đây đã có một vài cửa hàng thực phẩm, nhưng chưa có doanh nghiệp nào tập trung hoàn toàn vào thực phẩm hữu cơ. Chọn câu sai.
A.. Thông tin nói về ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ.
B. Khi xác định ý tưởng kinh doanh chỉ cần lưu ý đến vấn đề tài chính.
C. Trong khu vực chưa có doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm hữu cơ là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
D.Nhu cầu sản phẩm trên thị trường là điều kiện để xác định ý tưởng kinh doanh.
Câu 2: Nội dung của mục tiêu kinh doanh là gì?
A. Thể hiện khái quát mong muốn của chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh này.
B. Vì mục tiêu lợi nhuận, đứng vững, thâm nhập vào một thị trường cụ thể
C. Tham gia vào chuỗi giá trị hay mục tiêu bảo vệ môi trường, vì lợi ích cộng đồng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra được gọi là gì?
A. Quản lí kinh doanh.
B. Kế hoạch tài chính.
C. Kế hoạch kinh doanh.
D. Quản lí tài chính.
Câu 4: Chị Q mở một cửa hàng quần áo và cho rằng phong cách thời trang mà chị Q yêu thích thì khách hàng cũng sẽ thích. Việc làm của chị Q đã bỏ qua bước nào trong lập kế hoạch kinh doanh?
A. Phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.
B. Xác định ý tưởng kinh doanh.
C. Xác định kế hoạch tài chính.
D. Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.
Câu 5: Một trong những điều kiện để thực hiện ý tưởng kinh doanh:
A. Sản phẩm
B. Kinh tế
C. Ngân hàng
D. Xã hội
Câu 6:Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được:
A. mục tiêu kinh doanh.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội.
D. mục tiêu xã hội.
Câu 7: Để triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, gồm mấy kế hoạch cụ thể?
A. Bốn kế hoạch.
B. Năm kế hoạch.
C. Sáu kế hoạch.
D. Bảy kế hoạch.
Câu 8: Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là:
A. chiến lược kinh doanh.
B. kế hoạch sản xuất.
C. kế hoạch tài chính.
D. chiến lược đàm phán.
Câu 9: Đâu không phải là một trong những điều kiện khi thực hiện ý tưởng kinh doanh?
A. Sản phẩm
B. Khách hàng
C. Thị trường
D. Ngân hàng
Câu 10: Kế hoạch tài chính là:
A. chỉ ra những rủi ro có khả năng xảy ra trong quá trình kinh doanh.
B. cung cấp các thông tin thể hiện tài năng tài chính của chủ thể kinh doanh đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện hoạt động kinh doanh.
C. thể hiện việc chủ thể có đủ khả năng về nhân sự để triển khai thành công hoạt động kinh doanh.
D. trình bày những dự kiến sẽ phát triển sản phẩm, dịch vụ này của doanh nghiệp trong tương lai gắn với những mốc thời gian cụ thể, nhất định.
Câu 11: Để lập kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần mấy bước?
A. Bốn bước.
B. Năm bước.
C. Sáu bước.
D. Bảy bước.
Câu 12: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh?
A. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
B. Duy trì thị trường và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng.
C. Tăng lợi nhuận kinh doanh ngay lập tức.
D. Tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp.
Câu 13: Bước đầu tiên để lập kế hoạch kinh doanh là:
A. Tính toán chi phí.
B. Xác định mục tiêu khinh doanh.
C. Tính toán rủi ro.
D. Xác định ý tưởng kinh doanh.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?
A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh.
B. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
C. Thông số kĩ thuật, công thức sản xuất sản phẩm.
D. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.
Câu 15: Ý tưởng kinh doanh có vai trò định hướng gì?
A. Giúp chủ thể kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của kinh doanh.
B. Giúp chủ thể có căn cứ để xác định việc chú trọng, ưu tiên cần phải hoàn thành.
C. Xác định được chiến lược kinh donah, phát huy điểm mạnh.
D. Giúp cho chủ thể kinh doanh nắm bắt được tình hình thưucj tế và đưa ra định hướng cho tương lai.
Câu 16: Mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo tiêu chí nào dưới đây?
A. Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng.
B. Mục tiêu phải khái quát, cao hơn so với khả năng thực hiện.
C. Mục tiêu phải dài hạn, không giới hạn thời gian thực hiện.
D. Mục tiêu phải ngắn hạn, thấp hơn so với thời gian thực hiện.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sự cần thiết của việc kế hoạch kinh doanh?
A. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh nắm bắt tình hình thưucj tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
B. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
C. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
D. Lập lế hoạch kinh doanh chỉ cần thiết với các chủ thể bắt đầu khởi nghiệp.
Câu 18: Bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể cần làm gì?
A. Lập báo cáo taì chính.
B. Xây dựng nhân sự.
C. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí.
D. Tính toán và xây dựng các phương án thu.
Câu 19: Ý nào sau đây không phải điều lưu ý khi lập kế hoạch tài chính?
A. Chỉ ra nhu cầu về vốn, khả năng bảo đảm vốn từ nguồn cung ứng.
B. Lập báo cáo tài chính dự kiến.
C. Phân tích điểm hòa vốn của hoạt động đầu tư.
D. Phân tích điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh.
Câu 20: Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, để khắc phục rủi ro về cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xất kinh doanh cần thực hiện việc làm nào dưới đây?
A. Thực hiện nghiên cứu thị trường định kì và theo dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh.
B. Thực hiện đa dạng hóa nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng.
C. Tăng cường tuyển dụng người lao động có trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
D. Tích trữ các nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.
Câu 1:
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành công nghệ sinh học, với lợi thế là nhà gần các trường đại học, lại có diện tích đất lớn, chị D quyết định lập nghiệp bằng con đường kinh doanh sản phẩm cây cảnh mi ni với mong muốn sau hai năm sẽ thành lập một doanh nghiệp phân phối các sản phẩm này. Xác định, đây là lĩnh vực kinh doanh không đòi hỏi vốn lớn, trong khi thị trường là các bạn sinh viên có nhu cầu khá cao về loại sản phẩm này, lại không đòi hỏi phải thuê nhiều lao động. Khi bắt tay vào thực hiện công việc kinh doanh, chị đã tìm các nguồn hàng ở nhiều nơi có truyền thống kinh doanh cây cảnh để nhập về khá, ngoài việc thuê một cửa hàng gần trường đại học để bán và giới thiệu sản phẩm, chị D còn ứng dụng các nền tảng mạng xã hội để đăng và quảng bá sản phẩm. Do thời gian đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, nên sản phẩm chị cung cấp nhiều cây gặp sâu bệnh chết, đối tượng khách hàng chưa thực sự nhiều, vốn bỏ ra tuy được bảo toàn nhưng lợi nhuận không cao. Từ thực tế kinh doanh, chị quyết định mở rộng sản xuất và lên kế hoạch đầu tư thêm nhiều cửa hàng mới cũng như phát triển kênh truyền thông nhằm mở rộng thị trường.
a) Chị D đã biết dựa vào lợi thể nội tại của mình để xác định ý tưởng kinh doanh.
Đúng, chị D đã dựa vào khả năng của bản thân là có kiến thức về công nghệ sinh học, lại có mặt bằng gần trường đại học đây chính là các yếu tố nội tại giúp chị D xác định ý tưởng kinh doanh.
b) Việc đặt mục tiêu sau hai năm sẽ thành lập doanh nghiệp là không hợp lý.
Sai, thực tế sau năm đầu thực hiện kế hoạch chị D đã có kế hoạch mở rộng và hiện thực hóa mục tiêu thành lập doanh nghiệp của mình thông qua việc mở rộng nhiều cửa hàng mới.
c) Chị D chưa biết phân tích các điều kiện về thị trường về tài chính khi thực hiện ý tưởng kinh doanh.
Sai, việc nhận định các bạn sinh viên có nhu cầu lớn về cây cảnh mini là đã đánh giá các điều kiện về thị trường, mặt hàng này đòi hỏi vốn ít là phân tích yếu tố tài chính.
d) Việc lập kế hoạch kinh doanh đã giúp chị D phát huy tốt được các lợi thế của mình.
Đúng, việc thực hiện kế hoạch kinh doanh giúp chị chị doanh có hiệu quả.
Câu 2:
Với mong muốn xây dựng thành công chuỗi cửa hành phân phối thực phẩm sạch trên địa bàn huyện X. Sau khi tham khảo một số mô hình cũng như kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh này. Anh H đã lên kế hoạch chi tiết để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Qua tìm hiểu thực tế anh nhận thấy, đây là sản phẩm đang có nhu cầu lớn, nếu chất lượng đảm bảo thì hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, qua tư vấn của bạn bè, anh H đã dự liệu được những rủi ro, khó khăn tiềm ẩn để có giải pháp khắc phục. Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá này, anh H đã lên kế hoạch chi tiết việc bán hàng, tiếp thị, quảng cáo để quảng bá giới thiệu sản phẩn đến khách hàng. Sự cam kết của anh đối với việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao và an toàn đã thu hút được người tiêu dùng. Chính các yếu tố này đã giúp anh H xây dựng thành công thương hiệu của mình trên địa bàn huyện X, anh dự định sẽ tiếp tục mở rộng các cửa hàng để hình thành chuỗi cửa hàng chất lượng cao.
a) Anh H chưa biết phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.
Sai, việc đánh gia đây là sản phẩm đang có nhu cầu lớn, nếu chất lượng đảm bảo thì hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng đã phản ánh nội dung đánh giá các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.
b) Giữa việc xác định mục tiêu và ý tưởng kinh doanh chưa có sự thống nhất.
Sai, anh H luôn kiên định mục tiêu và lý tưởng đó là thực hiện thành công chuỗi của hành thực phẩm sạch.
c) Anh H đã biết đánh giá cơ hội rủi ro và có biện pháp xử lý.
Đúng, qua tư vấn của bạn bè, anh H đã dự liệu được những rủi ro, khó khăn tiềm ẩn để có giải pháp khắc phục
d) Anh H đã biết xác định chiến lược kinh doanh.
Đúng, qua việc anh H đã lên kế hoạch chi tiết việc bán hàng, tiếp thị, quảng cáo để quảng bá giới thiệu sản phẩn đến khách hàng đây là biểu hiện của xác định chiến lược kinh doanh.
Câu 3:
Với niềm yêu thích tìm hiểu và khám phá ngành công nghiệp ô tô, ngay từ khi còn là sinh viên, ông M đã ấp ủ ý tưởng về việc lắp ráp và kinh doanh ôtô với mục tiêu sẽ đưa ra thị trường những chiếc ô tô mang thương hiệu Việt Nam. Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành chế tạo ô tô, ban đầu ông M làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô. Sau 5 năm làm quen với công việc, chịu khó học hỏi, ông quyết định thành lập cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, sau này phát triển thành công ty chuyên lắp ráp và kinh doanh ô tô bởi ông nhận thấy thị trường ô tô ở Việt Nam chưa có thương hiệu trong nước trong khi nhu cầu của người dân rất cao, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển. Để công ty hoạt động có hiệu quả, ông luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh; tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty. Nhờ kiến thức và niềm đam mê chỉ sau 10 năm thương hiệu tô tô do ông M xây dựng đã dần hình thành và từng bước có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam đã thành công.
a) Ông M luôn thống nhất mục tiêu và ý tưởng kinh doanh nên đã xác định đúng mục tiêu và ý tưởng kinh doanh trên cơ sở đánh giá đúng các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.
b) Việc ông M khởi nghiệp từ nghề sửa chữa lắp ráp ô tô chính là giai đoạn ông thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Đúng đây có thể coi là giai đoạn ông M tích lũy kiến thức và hiểu biết để thực hiện mục tiêu đặt ra.
c) Ông đã phân tích sai yếu tố thị trường và yếu tố khách hành khi thực hiện ý tưởng kinh doanh.
Sai, ông đã đưa ra phân tích đúng khi cho rằng thị trường ô tô ở Việt Nam chưa có thương hiệu trong nước trong khi nhu cầu của người dân rất cao
d) Ông M có sai lầm là chưa chú trọng hợp tác quốc tế về sản xuất ô tô Việt.
Đúng, đây là hạn chế của ông M khiến ông không thể tiếp cận được trình độ công nghệ trong ngành sản xuất ô tô thế giới đang phát triển rất mạnh.
Câu 4:
Một doanh nghiệp nhỏ phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Qua khảo sát thị trường, sản phẩm, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh cho thấy: Xu hướng của người tiêu dùng ở khu vực này đang quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và thực phẩm hữu cơ. Thị trường ở đây đã có một vài cửa hàng thực phẩm, nhưng chưa có doanh nghiệp nào tập trung hoàn toàn vào thực phẩm hữu cơ.
a) Thông tin nói về ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Đúng vì đây là ý tưởng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ kinh doanh sau khi phân tích các điều kiện.
b) Khi xác định ý tưởng kinh doanh chỉ cần lưu ý đến vấn đề tài chính. Sai, để ý tưởng kinh doanh thành hiện thực cần quan tâm đến các điều kiện kinh doanh như tài chính, nhân sự, thị trường, khách hàng
c) Trong khu vực chưa có doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm hữu cơ là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Đúng, đây là lợi thế giúp kế hoạch kinh doanh có thể đạt hiệu quả
d) Nhu cầu sản phẩm trên thị trường là điều kiện để xác định ý tưởng kinh doanh. Đúng, vì từ nhu cầu của thị trường đã thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng ý tưởng kinh doanh
Câu 5: Cuối năm là thời điểm công việc bận rộn, là dịp nhiều gia đình chủ tâm hơn trong việc thờ cúng. Tận dụng điều kiện này cũng như phát huy tay nghề và kinh nghiệm làm bếp nhiều năm của mình, chị T thành lập doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ thờ cúng. Khách hàng của chị rất đa dạng, từ người làm văn phòng, đến những người buôn bán tất bật ngày Tết hay người chưa hiểu về phong tục.... Doanh nghiệp của chị rất phát triển.
a) Chị T đã đánh giá chưa đúng về nhu cầu của thị trường và yếu tố khách hàng.
Sai, chị T đã nắm được được nhu cầu của thị trường vào dịp cuối năm cũng như yếu tố khách hàng khá đa dạng.
b) Thành lập doanh nghiệp của chị T là hiện thực hóa việc xác định ý tưởng kinh doanh.
Đúng, sau khi có ý tưởng cũng như phân tích các điều kiện kinh doanh chị quyết định thành lập doanh nghiệp.
c) Chị T cân xây dựng chiến lược kinh doanh thông qua việc mở rộng kế hoạch bán hàng và tiếp thị sản phẩm là phù hợp.
Đúng vì chỉ có đẩy mạnh quảng bá sản phẩm thì người tiêu dùng mới nắm được và thúc đẩy mở rộng thị trường.
d) Doanh nghiệp của chị T chỉ bán hàng vào dịp cuối năm đây sẽ dẫn đến những rủi về về thị trường.
Đúng, do chỉ bán mặt hàng thờ cúng vào dịp cuối năm nên sau thời điểm này thị trường sẽ bị thu hẹp lại, đây là yếu tố mà doanh nghiệp của chị T cần phân tích kỹ.