logo

Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp

icon_facebook

Chào mừng các em đến với phần Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 6. Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệpở nước ta. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta nhé!


Dạng 1: Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 6 nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Đọc trường hợp dưới đây:

Là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, công ty V đã sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Công ty V còn là tấm gương điển hình tham gia các hoạt động từ thiện. Câu nào sau đây là câu sai?

A. Trách nhiệm đạo đức của công ty V thể hiện ở việc sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
B Trường hợp trên không đề cập đến trách nhiệm đạo đức của công ty V.
C. Công ty V đã thực hiện trách nhiệm xã hội tự nguyện.
D.Hoạt động của công ty V góp phần vào việc ổn định và phát triển cộng đồng.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Vì sao?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp đối với xã hội.
B. Đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
C. Đảm bảo cung ứng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng không phải là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp đối với xã hội.
D. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hại với môi trường và doanh nghiệp

Câu 3: Trách nhiệm pháp lí là gì?

A. Thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động.
B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.
C. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động.
D. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 4: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm hình thức nào dưới đây?

A. Trách nhiệm kinh tế
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự chủ.

Câu 5: Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Ủng hộ tiền cho các vùng kinh tế khó khăn.
B. Sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường.
C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
D. Cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ trên thị trường.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây phản ánh sai về ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? 

A. Thực hiện trách nhiệm xã hội làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
B. Thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ xây dựng được hình ảnh tốt, tăng uy tín với khách hàng giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao hơn.
C. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần cùng Nhà nước giải quyết những thách thức của phát triển bền vững.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Giải thích vì sao.

A. Xây nhà tình nghĩa cho người có công với đất nước là việc làm của Nhà nước, không thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
B. Ủng hộ tiền và hàng hoá cho các gia đình vùng lũ lụt là trách nhiệm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp.
C. Sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định để bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Câu 8: Việc doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó kahưn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng đề cập đến hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm kinh tế.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự nguyện, từ thiện.

Câu 9: Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp mỗi công dân không được thực hiện hành vi nào dưới đây?

A.Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật và có liên quan.
B. Xây dựng môi trường làm việc an toàn trong doanh nghiệp; đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
C. Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng.
D. Đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích của người tiêu dùng nhằm thực hiện tối đa hóa lợi nhuận.

Câu 10: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại ý nghĩa gì đối với xã hội?

A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
B. Tăng giá trị thương hiệu.
C. Tạo dựng niềm tin đối với công chúng, người lao động.
D. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Câu 11: Việc doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm kinh tế
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự nguyện.

Câu 12: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?

A. Thực hiện đạo đức kinh doanh.
B. Đối xử công bằng với người lao động.
C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.
D. Sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường. 

Câu 13:Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính bắt buộc thực hiện bằng những việc làm cụ thể.
B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện.
C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
D. Thông qua các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.

Câu 14: Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?

A. 50,27 %
B. 51,27 %
C. 52,27 %
D. 53,27 %

Câu 15: Phương án nào đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp?

A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
B. Thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá.
C. Thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.
D. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để độc chiếm thị trường nhằm quyết định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Câu 16: Đọc và cho biết ý nào không đúng với thông tin được cho.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lí để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho môi trường và xã hội.

A.  Thông tin đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm từ thiện, tình nguyện của doanh nghiệp.
B. Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.
C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
D. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 17: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?

A. Thực hiện đạo đức kinh donah.
B. Đối xử công bằng với người lao động.
C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.
D. Sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường.

Câu 18: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải đóng thuế đầy đủ để giúp Nhà nước thực hiện các chức năng quản lí và có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội.
B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết thực hiện đạo đức kinh doanh, tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, tạo việc làm cho người lao động, sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận, tự nguyện đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững.
C.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là bắt buộc phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và tự nguyện cam kết đóng góp vào các chương trình an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ cộng đồng và xã hội.
D.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác và tự nguyện làm từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tổn hại cho xã hội.

Câu 19: Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tư cách pháp lí của doanh nghiệp.
B. Hoạt động kinh tế của donah nghiệp.
C. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Câu 20: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các hình thức nào dưới đây?

A. Trách nhiệm kinh tế; trách nhiệm pháp lí; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm từ thiện, tình nguyện.
B. Trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm không bắt buộc; trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm đạo đức.
C. Trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm tự nguyện; trách nhiệm vì cộng đồng.
D. Trách nhiệm xã hội; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm vì cộng đồng; trách nhiệm không bắt buộc.


Dạng II: Trắc nghiệm đúng sai KTPL 12 Bài 6

Câu 1: 

Công ty cổ phần B sản xuất hàng đồ chơi trẻ em. Từ nhiều năm nay, công ty đã thực hiện đầy đủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, hàng năm đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lí nước thải bảo vệ môi trường; sản xuất đồ chơi không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em. Đồng thời, công ty còn thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai và nộp thuê cho Nhà nước theo quy định.

a) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội ở hình thức pháp lý và kinh tế. 

Sai, thực hiện đúng pháp luật bảo vệ môi trường vừa thể hiện trách nhiệm pháp lý vừa thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.

b) Việc sản xuất các đồ chơi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em là phù hợp với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức đạo đức và kinh tế.

Đúng, việc tạo ra những sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là phù hợp với trách nhiệm kinh tế thông qua việc làm này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của con người nên nó cũng thể hiện trách nhiệm đạo đức.

c) Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước gắn liền với trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp. 

Sai, đây là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

d) Thông qua việc tạo ra những sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, công ty B đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. 

Đúng vì phát triển bền vững bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế còn chú trọng đến vấn đề xã hội, việc làm của công ty B góp phần giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền con người. 

Câu 2: 

Ông S là giám đốc công ty cổ phần sản xuất hàng công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, ông đã chỉ đạo công ty làm mọi cách để giảm chi phí sản xuất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, kể cả việc bỏ qua trách nhiệm của công ty về bảo vệ môi trường như thải khí thải vượt quá mức quy định và xả nước thải chưa qua xử lí vào nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Đối với sản phẩm của công ty, khi sản phẩm có chỗ đứng trong thị trường, ông S chỉ đạo công ty thay đổi một số lính kiện có giá rẻ hơn để lấp ráp vào sản phẩm, làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty. Đối với người lao động, công ty đã ký hợp đồng thời vụ với một số lao động phổ thông để không phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ đồng thời tạo điều kiện để họ được tự do di chuyển sang công ty khác nếu cần. 

a) Giám đốc S chưa thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Đúng, việc không thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường là vi phạm pháp luật về kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là vi phạm đạo đức kinh doanh.

b) Việc bỏ qua yếu tố về môi trường cũng như lắp ráp sản phẩm có giá rẻ hơn để tối ưu hóa lợi nhuận là phù hợp với trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. 

Sai, đây là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm trách nhiệm kinh tế của chủ thể sản xuất kinh doanh.

c) Việc tạo điều để người lao động ký hợp đồng thời vụ và không phải đóng bảo hiểm xã hội là thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. 

Sai, đây là hành vi vừa vi phạm trách nhiệm pháp lý vừa vi phạm trách nhiệm đạo đức vì làm mất đi quyền lợi của người lao động.

d) Để xây dựng uy tín và thương hiệu cho công ty, ông S nên trích lợi nhuận để tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo.

Sai để xây dựng uy tín và thương hiệu cho công ty trước tiên công ty phải thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý cũng như tạo ra những sản phẩm có chất lượng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động. 

Câu 3:

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, công ty H luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên công ty được làm việc trong một môi trường an toàn, thân thiện. Công ty đã xây dựng các chính sách đãi ngộ hợp lí, thoả đáng cho đội ngũ nhân viên, như chế độ lương thưởng kịp thời, chế độ bảo hiểm xã hội, thăm hỏi nhân viên và thân nhân của họ, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động.

a) Thông qua việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho nhân viên, công ty H đã thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế khi kinh doanh.

 Đúng vì hoạt động này tạo điều kiện cho nhân viên được sống trong môi trường tốt qua đó thúc đẩy họ công hiến nhiều hơn cho công ty.

b) Chính sách đãi ngộ hợp lý và thỏa đáng cho nhân viên vừa thể hiện chính sách an sinh xã hội vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Đúng vì những hoạt động này sẽ góp phần giúp đỡ các nhân viên và người thân của họ giảm bớt khó khăn ôn định cuộc sống. 

c) Việc thăm hỏi nhân viên và người thân của họ là thể hiện trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp. 

Sai, đây là trách nhiệm đạo đức và nhân văn của doanh nghiệp.

d) Việc xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ nhân viên là thể hiện khả năng lập kế hoạch kinh doanh của công ty H. 

Sai, nội dung này không năm trong nội dung cơ bản của lập kế hoạch kinh doanh, đây là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Câu 4: 

Công ty D chuyên sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Từ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn chú trọng bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp giảm lượng chất thải như rác, khói bụi, nước xả thải các chất thải rắn. Công ty D còn hợp tác với tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế và Uỷ ban nhân dân tỉnh K để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác. Công ty đầu tư xây dựng ba công trình công công cho cộng đồng, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh, được công nhận là sản phẩm xanh.

a) Biện pháp giảm chất thải, xử lý rác, khói bụi và chất thải rắn là phù hợp với trách nhiệm pháp lý mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện khi kinh doanh. 

Đúng điều này thể hiện nghĩa vụ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đó là chấp hành nghĩa vụ về bảo vệ môi trường đây là trách nhiệm pháp lý của mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh.

b) Quá trình công ty hợp tác với các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế là thể hiện hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. 

Sai đây không phải là hội nhập kinh tế quốc tế mà là việc phối hợp với tổ chức quốc tế để cùng nhau bảo vệ môi trường.

c) Hoạt động hợp tác với tổ chức quốc tế và chính quyền địa phương để bảo tồn vùng đất ngập nước tự nhiên là thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. 

Sai, đây là thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp trong việc tham gia bảo vệ môi trường.

d) Việc đóng góp xây dựng các công trình công cộng cho cộng đồng là việc làm phù hợp với trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp. 

Đúng, đây là những hoạt động cộng đồng nhăm giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Câu 5:

Doanh nghiệp C kinh doanh trong ngành hàng xuất khẩu thuỷ hải sản. Doanh nghiệp quan tâm tạo việc làm thường xuyên cho người lao động với mức lương, thưởng xứng đáng và xây dựng một môi trường lao động an toàn, thông thoáng bảo đảm sức khoẻ. Vì vậy năng suất lao động trong doanh nghiệp khá cao, sản phẩm bảo đảm chất lượng theo cam kết, khách hàng rất tin tưởng. Trong nhiều năm qua, công ty thường xuyên thực hiện hoạt động quyên góp từ thiện giúp đỡ nhân dân các vùng gặp khó khăn, hoạn nạn. Công ty đã phát động phong trào “Vì miền Trung thân yêu”, nhằm chia sẻ khó khăn để đồng bào các tỉnh miền Trung vượt qua những cơn lũ lụt, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ nhân viên công ty, đóng góp công sức để chia sẻ phần nào khó khăn với bà con miền Trung thân yêu.

a) Hoạt động quyên góp từ thiện giúp đỡ nhân dân các vùng gặp khó khăn hoạn nạn là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của các doanh nghiệp. 

Đúng, thông qua hoạt động này sẽ góp phần giúp đỡ những đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội.

b) Thông tin thể hiện công ty C đã thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp khi kinh doanh. 

Sai, ở đây chỉ đề cập đến trách nhiệm nhân văn của công ty. 

c) Quan tâm tạo việc làm thường xuyên cho người lao động là phù hợp với trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. 

Đúng, đây là trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp nhằm tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người lao động.

d) Hoạt động ủng hộ “ Vì miền trung thân yêu” là phù hợp với trách nhiệm nhân văn từ thiện của mỗi doanh nghiệp.

Đúng đây là những hoạt động thể hiện nhân văn và từ thiện nhằm hỗ trợ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.

icon-date
Xuất bản : 14/11/2024 - Cập nhật : 14/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads