Chào mừng các em đến với Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về Quản lí thu, chi trong gia đình. Thông qua hình thức câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi Đúng/Sai, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.
Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững các quản lí thu chi trong gia đình của chúng ta nhé!
Câu 1: Thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình là
A. chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.
B. chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính của gia đình.
C. mua sắm theo cảm xúc, lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.
D. chi tiêu không có kế hoạch, không có mục tiêu tài chính rõ ràng.
Câu 2: Đọc thông tin dưới đây:
Vợ chồng anh P và chị Q đang tìm mua căn nhà đầu tiên của mình. Mặc dù hai người đều có công việc tốt, có khả năng mua căn nhà như mong muốn nhưng họ vẫn muốn đảm bảo việc có thể duy trì các khoản thanh toán thế chấp trong tương lai và lối sống hiện tại. Anh P và chị Q cần thực hiện những việc làm nào để quản lí thu, chi trong gia đình?
A. Xác định mục tiêu tài chính.
B. Chi tiêu lãng phí, không có kế hoạch
C. Chi tiêu dựa trên số tiền có sẵn.
D. Chi tiêu cho sở thích của hai vợ chồng.
Câu 3: Thói quen nào sau đây là thói quen chi tiêu tích cực:
A. Chi tiêu tùy hứng theo cảm xúc
B. Mua những gì mà mình thích
C. Chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng
D. Chỉ mua những đồ mình thấy cần thiết
Câu 4: Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm:
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
B. Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.
C. Nâng cao kiến thức.
D. Giúp rèn luyện tính tự giác.
Câu 5: Hậu quả của thói quen chi tiêu không tích cực là gì?
A. Gây căng thẳng tài chính cho gia đình
B. Gây mất kiểm soát thu nhập, khó tiết kiệm
C. Đưa gia đình vào thế bị động trước những rủi ro không đáng có
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Mục tiêu ngắn hạn là:
A. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 1 – 2 năm.
B. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 3 tháng đến 6 tháng.
C. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 1 đến 6 tháng
D. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 2 – 5 năm.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình?
A. Tăng chất lượng cuộc sống của gia đình.
B. Kiểm soát được nguồn thu, chi trong gia đình.
C. Tăng số tiền mặt cho hoạt động mua sắm hằng ngày.
D. Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tương lai.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?
A. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.
B. Ghi chép khoản thu hằng tháng.
C. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
D. Phân bố các khoản thu và chi vào các mục đích cụ thể.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không là thời hạn xác định mục tiêu tài chính của gia đình?
A. Mục tiêu tài chính vô hạn.
B. Mục tiêu tài chính ngắn hạn.
C. Mục tiêu tài chính trung hạn.
D. Mục tiêu tài chính dài hạn.
Câu 10: Đâu không phải là chi thiết yếu trong gia đình?
A. Nhà ở.
B. Ăn uống.
C. Giáo dục.
D. Đầu tư.
Câu 11: Mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình biểu hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Đảm bảo ổn định dòng tiền cho việc mua sắm của gia đình.
B. Tối ưu hóa sử dụng khoản thu của bản thân.
C. Chủ động kiểm soát chi tiêu của bản thân.
D. Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên tắc quản lí chi tiêu trong gia đình?
A. Xác định rõ mục tiêu tài chính trên cơ sở thu nhập của gia đình.
B. Phân bổ tài chính cho các khoản chi tiêu, đặt giới hạn chi tiêu.
C. Tạo lập quỹ dự phòng, tiết kiệm thường xuyên.
D. Khi ngân sách thay đổi vẫn giữ nguyên kế hoạch chi tiêu như cũ.
Câu 13: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm dưới đây? Vì sao?
A. Quản lý thu, chi là việc quản lý các nguồn thu nhập và các khoản chỉ tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.
B. Mục đích của quản lý thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chỉ tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.
C. Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thỏa mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.
D. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kỹ năng quản lý thu, chi.
Câu 14: Nhu cầu văn hóa tinh thần là những nhóm nhu cầu nào?
A. Ăn uống, may mặc, xem phim, khám bệnh.
B. Ăn uống, may mặc, mua nhà, khám bệnh .
C. Thăm viếng bạn bè, du lịch, xem phim.
D. Thăm viếng bạn bè, mua nhà, du lịch.
Câu 15: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?
A. Hay đi chợ để nợ cho con.
B. Tốt vay dày nợ.
C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
D. Của đi thay người.
Câu 16: Việc làm nào sau đây của Mai thể hiện việc quản lí tiền không có hiệu quả?
A. Mai luôn lập kế hoạch quản lí tiền hàng tháng
B. Mai luôn mua những gì bạn ý thích
C. Mai có một khoản tiền tiết kiệm để dành
D. Mai luôn cân đối, thu chi để có thể tích lũy hiệu quả.
Câu 17: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. Của thiên trả địa.
B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Của chợ trả chợ.
D. Còn người thì còn của.
Câu 18: Cân đối thu, chi là:
A. việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.
B. đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình lớn hơn tổng chi tiêu, dể có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.
C. là các chi phí để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần.
D. là tiền để dành được trong 1 năm.
Câu 19: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen
A. ứng phó với bạo lực học đường.
B. học tập tự giác, tích cực.
C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Câu 20: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?
A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.
B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.
C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.
D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.
Câu 1:
Sau khi cưới nhau, anh D và chị H dự định sau 3 năm sẽ mua nhà và ra ở riêng. Vợ chồng anh chị đồng thuận thực hiện kế hoạch quản lí thu, chỉ bằng số theo dõi hằng tháng sau khi bàn bạc thông nhất. Theo đó, vợ chồng chị sẽ dành 50% tổng thu nhập cho chỉ tiêu thiết yêu, sinh hoạt hằng ngày; 20% dành cho các khoản dự phòng, tiết kiệm, mua nhà,... và 30% còn lại dành cho các hoạt động giải trí, giao tiếp xã hội,... Sau năm đầu thực hiện, do có tô phát sinh đó là có con nhỏ nên anh chị buộc phải giảm số tiền cho các hoạt động giải trí để tăng cho các sinh hoạt thiết yếu, đặc biệt số tiền giảm này chị đã tham gia một gói bảo hiểm an sinh cho con mình đề phòng lúc ốm đau, mặc dù biết là nhiều mối quan hệ xã hội bị cắt giảm nhưng anh chị vẫn cảm thấy vui và tự tin về mục tiêu tài chính của mình sẽ đạt được.
A. Thực hiện kế hoạch thu chi bằng sổ theo dõi hàng tháng là thể hiện việc xác định mục tiêu tài chính trong gia đình.
Sai, đây là thể hiện việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chính trong gia đình.
B. Việc tham gia bảo hiểm an sinh cho con mình là biện pháp nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Sai, đây là khoản chi tiêu phục vụ cho sức khỏe và đề phòng rủi ro.
C. Kể từ khi có con nhỏ, anh D và chị H đã chủ động cắt giảm các khoản chi không thiết yếu là phù hợp.
Đúng, vì những khoản này chưa thực sự cần thiết để tập trung cho các khoản thiết yếu.
D. Anh D và chị H xác định mục tiêu tài chính dài hạn là sau 3 năm kết hôn sẽ mua được nhà là chưa phù hợp.
Sai, việc này đã được anh chị bàn bạc và thống nhất, với thời gian 3 năm là phù hợp
Câu 2:
Khi biết có một căn nhà cũ bán với giá rẻ, anh T liền lên kế hoạch dự trù tài chính, mua lại căn nhà đó để sửa chữa và cho thuê với giá hợp lí. Cách thức này vừa giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập vừa giữ được tài sản hiện có của anh. Bên cạnh đó, anh T dành một khoản lớn thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm. Anh chi tiêu ở mức tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày với các nhu cầu thiết yếu. Anh quan niệm rằng chỉ có tiết kiệm mới có thể thực hiện được mục tiêu mua nhà, mua xe,... Vì vậy, anh hạn chế giao tiếp, không mở rộng quan hệ xã hội để tránh các khoản chi không cần thiết, không mang lại cho anh lợi ích gì.
A. Việc phân chia các khoản chỉ tiêu thiết yếu và không thiết yếu của anh T là hoàn toàn phù hợp.
Sai, anh T đang dành quá nhiều cho tiết kiệm, trong khi các khoản chi thiết yếu còn khá ít.
B. Hoạt động mua nhà rồi cho thuê lại là khoản thu nhập thụ động trong gia đình.
Đúng, khoản này không cần sử dụng sức lao động để đem lại thu nhập.
C. Mua nhà và mua xe đây - đây là các mục tiêu tài chính trong gia đình của anh T.
Đúng, đây là các mục tiêu anh T đang cần hướng tới.
D. Việc hạn chê giao tiếp và không mở rộng quan hệ xã hội nhăm giảm các khoản chi tiêu thiết yếu của anh T là phù hợp.
Sai, đây là các khoản chi tiêu không thiết yếu.
Câu 3:
Đầu năm, vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chỉ tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy mới cho vợ nhưng hai tháng nay, anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp mà vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chi tiêu thiết yếu trong gia đình. Để phụ giúp gia đình trong thời gian chưa đi làm trở lại, anh A đã tham gia chạy xe ôm tại bến xe đồng thời nhận giao hàng cho một số cửa hàng trên địa bàn sinh sống. Nhờ đó mà sau một năm vợ chồng anh A đã hoàn thành mục tiêu đặt ra. Khi anh A đã ổn định với công việc mới, hai vợ chồng quyết tâm năm năm tới sẽ mua được một mảnh đất để làm cửa hàng cho thuê.
A. Kiểm soát các khoản chi tiêu là nhân tố giúp vợ chồng anh A đạt được mục tiêu tài chính trong gia đình.
Đúng, nhờ việc linh hoạt điều chỉnh các khoản chi tiêu mà vợ chồng anh A đã thực hiện được mục tiêu là mua xe máy.
B. Vợ chồng anh A đã biết phân chia tỷ lệ các khoản chi tiêu trong gia đình.
Đúng, vì ngoài các khoản thiết yếu, vợ chồng anh A đã dự kiến các khoản không thiết yếu và tiết kiệm.
C. Vợ chồng anh A dành 60% thu nhập cho chỉ tiêu thiết yếu là chưa phù hợp.
Sai, việc này được căn cứ vào thực tế gia đình anh A.
D. Việc đồng thời thực hiện hai mục tiêu tài chính gia đình của vợ chồng anh A là chưa hợp lý.
Sai, sau khi thực hiện xong mục tiêu mua xe máy vợ chồng anh A mới thực hiện mục tiêu mua đất.
Câu 4:
Vợ chồng chị H đều làm nhân viên cho công ty người ngoài, xác định thu nhập của hai vợ chồng ở mức khá từ 40 - 60 triệu đồng/ tháng vì vậy hai vợ chồng chị xác định, ngoài việc nuôi hai con ăn học, cần phải tiết kiệm để sau 3 năm nữa sẽ đủ tiền mua được chung cư vì lúc đó các con cũng đã lớn. Để thực hiện dự định này, chị H thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, trong đó: 50% dành cho các chỉ tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiền học cho con.... 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,... 20% dành cho các chỉ tiêu cá nhân của các thành viên trong gia đình bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,... Cuối mỗi tháng, chị tổng hợp chỉ tiêu trong tháng, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan và điều chỉnh chỉ tiêu những tháng sau cho phù hợp.
a) Số tiền 40 – 60 triệu đồng/ tháng của vợ chồng chị H là nguồn thu nhập chính làm căn cứ xây dựng kế hoạch thu chi trong gia đình.
Đúng vì đây là nguồn thu nhập chính của cả hai vợ chồng, nguồn thu nhập này sẽ quyết định việc phân chia các khoản thu chi trong gia đình.
b) Trong kế hoạch quản lý thu chi của gia đình chị H chỉ có một mục tiêu duy nhất là mua được chung cư sau ba năm.
Sai, ngoài mục tiêu mua chưng cư còn có mục tiêu là nuôi dạy các con ăn học.
d) Việc thường xuyên tổng hợp, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra là phù hợp.
Đúng đây chính là bước để kiểm tra đánh giá lại kế hoạch đã đề ra để có biện pháp điều chỉnh.
c) Quy tắc 50/30/20 là hợp lý với mức thu nhập của hai vợ chồng chị H.
Đúng vì quy tắc này đã ưu tiên cho các khoản chi tiêu thiết yếu là phù hợp với hoàn cảnh của hai vợ chồng chị H.
Câu 5:
Vợ chồng anh P và chị Q đang tìm mua căn nhà đầu tiên của mình. Mặc dù hai người đều có công việc tốt, có khả năng mua căn nhà như mong muốn nhưng họ vẫn muốn đảm bảo việc có thể duy trì các khoản thanh toán thế chấp trong tương lai và lối sống hiện tại. Anh P và chị Q cần thực hiện những việc làm nào để quản lí thu, chỉ trong gia đình?
a) Xác định mục tiêu tài chính.
Đúng, ở đây mục tiêu tài chính là mua căn nhà
b) Ưu tiên chỉ tiêu cho nhu cầu thiết yếu.
Đúng, anh chị vẫn phải duy trì các khoản chi tiêu thiết yếu như nuôi con, ăn ở đi lại của cả gia đình.
c) Chỉ tiêu dựa trên số tiền có sẵn.
Sai, ngoài việc chi tiêu, để đạt được mục tiêu mua nhà, anh chị cần tính toán yếu tố dự phòng.
d) Chỉ tiêu cho sở thích của hai vợ chồng. Sai, nên tập trung vào các khoản chi tiêu thiết yếu và thực hiện được mục tiêu tài chính
Câu 6:
Vợ chồng anh N có tổng thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng/tháng. Kể từ khi mới kết hôn, anh chị đã thống nhất cách thức kiểm soát thu, chi. Mọi nguồn thu của các thành viên trong gia đình đều được ghi chép lại và người vợ sẽ giữ tiền. Bên cạnh đó, anh chị còn đưa ra 4 cách kiểm soát nguồn chỉ: chỉ mua sắm vào những ngày quy định, chỉ tiêu có mục đích, tạo một danh sách mua săm trước khi mua và tạo ra giới hạn chỉ tiêu. Nhờ vậy mà gia đình anh N luôn đều đặn đạt trạng thái chỉ tiêu hiệu quả và tiết kiệm được những khoản tiền hằng tháng.
a) Vợ chồng anh N không xác định mục tiêu tài chính rõ ràng.
Sai, ở đây căn cứ vào nguồn thu nhập vợ chồng anh N đã lập kế hoạch chi tiêu chi tiết đồng thời có tính đến yếu tố tiết kiệm.
b) Việc kiên trì thực hiện 4 cách kiểm soát nguồn chỉ sẽ làm cho chỉ tiêu trong gia đình bị hạn chế.
Sai, nhờ việc kiểm soát nguồn chi sẽ giúp việc chi tiêu được cân bằng và chủ động.
c) Số tiền 20 – 25 triệu đồng/ tháng là căn cứ duy nhất để vợ chồng anh N xây dựng kế hoạch quản lý thu chi trong gia đình.
Đúng việc xây dựng kế hoạch thu chi trong gia đình dựa vào nguồn thu nhập chính của hai vợ chồng.
d) Vợ chồng anh N không cần điều chỉnh kế hoạch quản lý thu chi trong gia đình vì biện pháp này đã phù hợp.
Sai, tùy vào thực tế thu nhập và sinh hoạt trong gia đình vợ chồng anh N cần điều chỉnh cho linh hoạt.