Chào mừng các em đến với phần Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác ở nước ta. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và trắc nghiệm các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.
Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác nhé!
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Chủ sở hữu có quyền bán tài sản của mình.
B. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền bán tài sản mà mình quản lí.
C. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền định đoạt tài sản ấy.
D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tuỳ theo ý của mình.
Câu 2: Quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản là quyền nào của chủ sở hữu?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tự quyết định.
Câu 3: Người mượn tài sản của người khác phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường là nội dung của nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
B. Nghĩa vụ về mượn tài sản.
C. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản của người khác.
D. Nghĩa vụ quản lí, giữ gìn tài sản của người khác.
Câu 4: Quyền sở hữu gồm mấy quyền theo quy định của pháp luật?
A. Hai quyền.
B. Ba quyền.
C. Bốn quyền.
D. Năm quyền.
Câu 5: Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể
A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.
B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.
C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.
D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.
Câu 6: Quyền sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được làm thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác là quyền của chủ thể nào dưới đây?
A. Quyền sử dụng của chủ sở hữu.
B. Quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu.
C. Quyền sử dụng của mọi chủ thể pháp luật.
D. Quyền sử dụng của Nhà nước.
Câu 7: Quyền sử dụng là
A. quyền khai thác công dụng, thưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
B. được thực hiện mọi hành vi theo ý chỉ của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
C. quyền chiếm hữu của chủ sở hữu.
D. quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, tiêu hủy hoặc các hình thức định đoạt khác.
Câu 8: Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản
A. theo ủy quyền của Nhà nước.
B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
C. theo ủy quyền của chủ sở hữu.
D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Câu 9: Quyền định đoạt là
A. chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản.
B. quyền chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
C. được sử dụng theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,…
D. quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Câu 10: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền chiếm hữu?
A. Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
B. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sử hữu cho chủ thể khác.
C. Có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
D. Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Câu 11: Khi nhặt được của rơi chúng ta cần làm gì?
A. Cho các bạn.
B. Trả lại cho người đã mất.
C. Mang về cho bố mẹ.
D. Coi đó là của mình.
Câu 12: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền sử dụng?
A. Có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
B. Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản.
C. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
D. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Câu 13: Đâu là quyền sở hữu tài sản?
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.
B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.
C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.
D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tùy tiện theo ý của mình.
Câu 14: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm
A. lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.
B. tài sản của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.
C. quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
D. quyền tự do dân chủ của người khác.
Câu 15: Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể
A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.
B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.
C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.
D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.
Câu 16: Để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, Nhà nước không nên thực hiện các biện pháp nào sau đây?
A. Quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.
B. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
C. Quản lý, trông coi mọi tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
D. Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
Câu 17: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền định đoạt?
A. Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
B. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
C. Có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
D. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 18: Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác thì có thể bị xử lí theo hình thức nào sau đây?
A. Xử lí hành chính trong phạm vi nội bộ cơ uan.
B. Xử phạt về hành vi không tôn trọng pháp luật.
C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự.
D. Xử phạt theo yêu cầu của người bị vi phạm.
Câu 19: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 7 năm đến 15 năm.
B. Từ 5 năm đến 15 năm.
C. Từ 5 năm đến 10 năm.
D. Từ 1 năm đến 5 năm.
Câu 20: Đâu không phải là nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?
A. Công dân không được xâm phạm tài sản của người khác, ngoại trừ một số trường hợp khẩn cấp do pháp luật quy định.
B. Công dân được tự ý thực hiện bất cứ hành vi nào đối với tài sản khi chưa được chủ sở hữu của tài sản đó chấp thuận, đồng ý.
C. Nếu gây hư hỏng, mất mát tài sản của người khác thì công dân phải sửa chữa, bồi thường theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
D. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
Câu 1:
Do kinh doanh tín dụng đen thua lỗ, anh X phải vay của anh Q số tiền 200 triệu đồng. Quá hạn trả nợ, bị anh Q đe dọa nên anh X bàn với em rề mình là anh Y lừa bán chị A ra nước ngoài. Theo đúng thỏa thuận với anh X, anh Y lập kế hoạch cùng chị A đi du lịch. Đến một thị trấn gần biên giới, do điện thoại của mình hết pin, anh Y mượn điện thoại chị A để sử dụng. Trong lúc nghe anh Y trao đổi với anh X, chị A phát hiện âm muru của hai anh nên tìm cách bỏ trốn nhưng bị anh Y khống chế và đập vỡ điện thoại của chị. Nhờ có anh B là một người đi đường giúp đỡ bằng cách cố ý tạo ra sự hỗn loạn nên chị A chạy thoát và tố cáo sự việc với cơ quan chức năng.
a) Công dân được kinh doanh hoạt động tín dụng đen nhưng phải đóng thuế đầy đủ. Sai, tín dụng đen là loại hình tín dụng bị nhà nước đặc biệt nghiêm cấm.
b) Anh X và anh Y chưa thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân. Đúng, cụ thể anh X vay tiền nhưng không trả đúng hạn, còn anh Y đập vỡ điện thoại của chị A.
c) Anh Q và chị B là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản của mình là phù hợp. Đúng vì đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu.
d) Anh Q và chị B có quyền khiếu nại tới có quan chức năng để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Đúng nếu như các cá nhân không thể tự thỏa thuận mức bồi thường thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện về hành vi không tôn trọng tài sản của người khác.
Câu 2:
Nhận thấy nhiều thanh niên ở nông thôn đang có nhu cầu tìm việc làm, anh E đã thuê anh S đăng bài tuyển người đi làm việc ở nước ngoài nhằm mục đích lừa đảo. Đọc được thông tin trên bài đăng của anh S, anh P đã mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình đi cầm cố để có tiền chuyển cho anh S. Vì đã vay tiền của mình mà chưa trả được, lo sợ anh P tiếp tục vay tiền của người khác, anh V là anh trai của anh P đã tung tin anh P chơi cá độ bóng đá bị thua. Sau khi nhận từ anh P số tiền 200 triệu đồng, S và E đưa anh P tới tập trung ở một nhà trọ với mục đích bán anh P qua biên giới. Hơn 10 ngày sau, nghi ngờ anh P biết hành vi lừa đảo của mình, E và S liên tục đánh, gây thương tích cho anh P. Khi phát hiện anh P nhắn tin báo cho anh V, E đã giật điện thoại của anh P và kiểm tra tin nhắn, sau đó đưa cho S. Thấy trong điện thoại của anh P có một số hình ảnh của E và mình, S lập tức xóa hết dữ liệu và đập vỡ điện thoại của anh P.
a) Anh E tự thuê anh S đăng bài để tuyển lao động đi nước người là hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế kinh doanh onlie hiện nay.
Sai, hoạt động tự đăng ý tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài mà chưa được phép là vi phạm pháp luật.
b) Anh P mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cầm cố lấy tiền là thực hiện quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Đúng, đây là quyền quyết định về tài sản của chủ sở hữu.
c) Anh P chưa thực hiện tốt nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
Đúng vì anh P vay tiền người khác mà không trả đúng hẹn.
d) Anh S phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân.
Đúng vì anh S đã đạp vỡ điện thoại của anh P tức là không tôn trọng tài sản của người khác.
Câu 3:
Ông S là lãnh đạo, anh Q là nhân viên thuộc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, ông S, anh Q phát hiện ông N tự ý mở cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng và cho anh P thuê một phần diện tích mở cửa hàng bán xe máy điện tại tầng 01 của chung cư do ông N là chủ sở hữu. Vì ông N không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật nên ông S cùng anh Q đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông N. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện một số xe máy điện ở cửa hàng của anh P không rõ nguồn gốc nên ông S và anh Q đã tịch thu. Thấy ông N bị xử phạt, thông qua sự môi giới của ông K, ông M là người chuyên bán thiết bị chữa cháy giả đã tìm gặp và đề nghị ông N mua hàng của mình. Sau khi tìm hiểu, biết hàng hóa ông M bán là giả nên ông N từ chối mua. Để đảm bảo an toàn, ông N đề nghị anh P cùng mình lắp đặt thiết bị chữa cháy nhưng bị anh P từ chối. Bực tức, ông N chấm dứt hợp đồng và chiếm đoạt số tiền thuê nhà 06 tháng mà anh P đã thanh toán trước cho ông. Những ai sau đây vừa được thực hiện quyền
A) Việc ông N cho anh P thuê tầng một để kinh doanh là thực hiện quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản.
Sai, đây là thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản.
b) Ông N và anh P đều chưa thực hiện tốt nghĩa vụ của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Đúng, ông N tự ý mở cửa hàng khi chưa có cấp phép, anh P bán hàng không rõ nguồn gốc.
c) Ông N chấm dứt hợp đồng và không trả số tiền thuê nhà cho anh P là phù hợp với quyền của chủ sở hữu tài sản.
Sai, đây là hành vi không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của công dân.
d) Việc ông S và anh Q tịch thu tài sản của anh P là phù hợp với quyền của công dân về sở hữu tài sản.
Sai. Đây không phải là quyền của chủ sở hữu tài sản mà là chức năng của cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề quản lý nhà nước.
Câu 4:
Gia đình ông C và bà B là hàng xóm liền kê, sống với nhau rất hoà thuận, vui vẻ. Khi ông C phá nhà cũ để xây ngôi nhà mới 2 tầng thì nhà của bà B bị nứt một số đoạn trên tường ở phần liên kề với ngôi nhà của ông C, cần phải cải tạo lại thì mới bảo đảm an toàn. Theo bà B, nguyên nhân tường bị nứt là do nhà ông C đã xây sát nhà bà, trong khi xây, ông C đã không áp dụng biện pháp an toàn, đào móng nhà sâu hơn móng nhà bà. Còn ông C thì cho rằng, nguyên nhân tường nhà bà B nứt không phải là do ông xây tường nhà sát vào mà do trước đây gia đình bà B làm móng không chắc, nên lâu ngày thì tường nứt. Hai bên lời qua tiếng lại, không ai chịu ai, tình cảm giữa hai gia đình ngày càng rạn nứt.
a) Ông C và bà B đều là chủ sở hữu tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Đúng cả ông C và bà B đều là chủ sở hữu ngôi nhà thuộc sở hữu của mình.
b. Việc phá nhà cũ để xây lại nhà mới phù hợp với quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản.
Sai, đây là thể hiện quyền định đoạt.
c) Ông C không phải chịu trách nhiệm về những hư hỏng ở ngôi nhà của bà B.
Sai, trong trường hợp này ông C và bà B cần ngồi lại trao đổi, hoặc nhờ cơ quan chức năng giám định nếu những hư hỏng ở ngôi nhà của bà B là do việc xây nhà của ông C thì ông C phải có trách nhiệm bồi thường.
d) Bà C yêu cầu ông B phải bồi thường là phù hợp với quyền của chủ sở hữu tài sản?
Đúng, bà C có quyền yêu cầu cơ quan chức năng chứng minh những thiệt hại của mình do việc xây nhà của ông C gây ra làm căn cứ để yêu cầu bồi thường.
Câu 5:
Anh T đã chuyển nhầm tiền của công ty cho ông Q có số tài khoản mở tại Ngân hàng A từ tài khoản đứng tên anh mở tại Ngân hàng S. Ngay lập tức anh đến nơi mở tài khoản để được hỗ trợ. Nhân viên ngân hàng hướng dẫn anh về công an xã nơi đăng kí thường trú để làm đơn khiếu nại. Anh T đã tới công an xã trình báo và được các cán bộ ở đây cho làm tờ tường trình sự việc, kí tên đầy đủ đúng theo thủ tục. Sau đó, Ngân hàng S đã hỗ trợ tạm khoá tài khoản của người nhận tiền nhầm. Tuy nhiên, anh T tìm cách liên lạc với ông Q, nhưng người này không đồng ý hỗ trợ làm thủ tục tiếp theo với ngân hàng để anh T được nhận lại tiền.
a) Anh T là chủ sở hữu của số tiền đã chuyển nhầm sang tài khoản của ông Q.
Sai, đây là số tiền của công ty anh T anh không phải là chủ sở hữu.
b) Việc ngân hàng S hỗ trợ tạm khóa tài khoản của ông Q là hành vi phù hợp.
Đúng vì đây là quy chế thỏa thuận của ngân hàng với khách hàng, khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào có trách nhiệm tuân thủ quy chế của ngân hàng đó.
c) Ông Q có quyền xác lập chủ sở hữu với số tiền đã được chuyển nhẩm.
Sai, ông Q có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng để hoàn trả số tiền đó.
d) Ông Q có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu không hợp tác với cơ quan chức năng để hoàn trả số tiền đó.
Đúng, nếu không hợp tác trả lại ông Q có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 6:
Ông V là giám đốc doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sau khi nhận 300 triệu đồng của chị T, ông V cam kết trong thời gian 3 tháng sẽ hoàn tất thủ tục để chị T đi xuất khẩu lao động. Quá thời hạn trên, dù đã nộp đủ các giấy tờ theo quy định, chị T vẫn không thấy ông V thực hiện cam kết với mình nên đã tìm gặp ông V yêu cầu được giải quyết. Để chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên, ông V đã hủy hồ sơ của chị T và cắt đứt mọi liên lạc với chị. Bức xúc về hành vi của ông V, chị T chụp ảnh bản hợp đồng đã kí kết giữa chị với ông V và viết bài đăng công khai trên trang cá nhân của chị; đồng thời đã tự ý sử dụng hình ảnh của ông V đăng kèm bài viết trên. Biết được việc làm của chị T, ông V đã thuê anh H là lao động tự do đến gặp chị T, đe dọa để buộc chị phải gỡ bài đã đăng. Do chị T không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh H vô ý làm hòng điện thoại của chị T. Biết chuyện xảy ra với vợ mình, anh D là chồng của chị T cùng em rề là anh N đã đến nhà ông V tạt sơn làm bẩn tường nhà của ông.
a) Chị T có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số tiền 300 triệu đồng. Đúng vì đây là số tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chị.
b) Ông V chưa thực hiện tốt nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, anh H không cố ý nên không phải chịu nhiệm về việc bồi thường tài sản cho chị T. Sai cả ông V và anh H đều chưa thực hiện tốt nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.
d) Ông V vừa là người không tôn trọng tài sản của người khác vừa là chủ thể bị người khác không tôn trọng tài sản của mình. Đúng hành vi chiếm đoạt tiền của chị T là ông V đã không tôn trọng tài sản của người khác, việc anh D và anh N tạt sơn làm bẩn tường nhà ông V là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của ông V.